Tại sao doanh nghiệp phải đào tạo tiếng Anh cho nhân viên sales?

Lê Kiên - 25/05/2022

Trong xu hướng toàn cầu hóa, giao tiếp tiếng Anh là kỹ năng không thể thiếu để doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường và giao thương với các nước khác. Đồng thời, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần ngoại ngữ để cập nhật những kiến thức, Công Nghệ mới theo tiêu chuẩn và làm hài lòng khách hàng trên mọi lãnh thổ. 

>> Xem thêm:

Vì vậy, các doanh nghiệp đang dần chú trọng vào việc đào tạo và nâng cao trình độ tiếng Anh cho nhân viên, đặc biệt là với đội ngũ sales. Bởi họ chính là người trực tiếp trao đổi, đàm phán và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động trực tiếp lên lợi nhuận và hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc đào tạo tiếng Anh nhân viên sales cần được thực hiện một cách bài bản và có kế hoạch. Ban lãnh đạo cần thấu hiểu tầm quan trọng của chương trình đào tạo nhân lực này, từ đó thiết kế nội dung phù hợp với thực trạng và nguồn lực của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng ELSA Speak khám phá bài viết dưới đây!

Nhân viên sales là gì?

Nhân viên sales hay còn gọi là nhân viên kinh doanh, chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đồng thời, họ còn còn có nhiệm vụ chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.

Để tạo nên sự thành công ở mỗi doanh nghiệp thì nhân viên sales chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn là bộ mặt của cả doanh nghiệp trước khách hàng. Vì là người trực tiếp hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nên các nhà lãnh đạo có thể dựa vào nhân viên kinh doanh để đưa ra những thay đổi trong chiến lược bán hàng, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Hai nhóm đối tượng mà nhân viên kinh doanh thường tiếp xúc chính là khách hàng cá nhân (B2C) và khách hàng tổ chức (B2B). Khách hàng B2C là những người tiêu dùng cuối cùng, trọng tâm chính họ quan tâm là sản phẩm. Đặc biệt, họ có thời gian và hành vi mua đơn giản, số lượng hàng hóa được mua ít.

Trong năm 2022, doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang những trải nghiệm cá nhân hóa để gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng theo thời gian. Đội ngũ nhân viên sales có thể nhờ vào dữ liệu khách hàng đã thu thập từ trước để làm điều này. Hãy cố gắng nhớ tên khách hàng, ngày sinh cũng như các hành vi, sản phẩm và họ thường tiêu dùng. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ nhu cầu khách hàng cá nhân một cách tốt hơn, thuyết phục và làm hài lòng họ trong suốt quá trình mua.

Ngoài ra, các chương trình tiếp thị B2C đã có nhiều sự thay đổi sau diễn biến của đại dịch covid-19. Bên cạnh bán lẻ truyền thống, người tiêu dùng đang dần chuyển hướng sang các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng bán hàng đa kênh, đa nền tảng. Tuy nhiên, theo Gartner, vào năm 2022, 50% doanh nghiệp lớn không thống nhất các kênh tương tác bán hàng, dẫn đến trải nghiệm khách hàng rời rạc so với bối cảnh. Vậy nên, điều doanh nghiệp và nhân viên sales cần làm là mang lại trải nghiệm một cách liên tục, đồng đều giữa các kênh phân phối.

Nhân viên sales là người thuyết phục khách hàng lựa chọ sản phẩm của doanh nghiệp | ELSA Speak

Ngược lại, khách hàng B2B là những tổ chức, tập trung vào mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Chu kỳ mua và bán của họ rất dài, việc ra quyết định luôn được lên kế hoạch chi tiết, đầy đủ. Số lượng hàng hóa được mua bởi khách hàng B2B là rất lớn, vì thế mà mối quan hệ kinh doanh với họ thường kéo dài.

Khách hàng B2B yêu cầu thông tin để đánh giá sản phẩm/ dịch vụ phức tạp hơn. Vì vậy, nhân viên sales cần phối hợp với các phòng ban khác để kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng, chuẩn bị sẵn các chiến lược để thuyết phục họ. 

Đồng thời, các nhân viên sales thường quên rằng khách hàng B2B cũng cần được cá nhân hóa như khách hàng B2C. Đồng thời, hầu hết doanh nghiệp B2B đều do các cá nhân vận hành. Vì thế, đội ngũ nhân viên sales cần hiểu rõ văn hóa và nhu cầu của những doanh nghiệp này để thiết kế sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, hãy đánh giá sơ bộ nguồn lực của khách hàng B2B để tư vấn và đưa ra chiến lược thuyết phục thích hợp.

Đồng thời, đại dịch covid 19 đã khiến hình ảnh một nhân viên sales cùng những túi tài liệu lớn bước vào phòng họp để thuyết phục khách hàng đã trở nên mờ nhạt. Việc trao đổi từ xa thông qua các ứng dụng công nghệ đã trở nên phổ biến. Vậy nên, người bán cần tận dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội để tiếp cận khách hàng.

>> Có thể bạn quan tâm: Đào tạo kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp trong thời đại 4.0

Khó khăn của nhân viên sales khi không sử dụng được tiếng Anh? 

Như đã tìm hiểu ở phần trên, nhân viên sales có nhiệm vụ là tìm hiểu nhu cầu khách hàng, bao gồm khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp. Từ đó, tư vấn sản phẩm phù hợp với từng đối tượng, thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, đội ngũ nhân viên sales chính là người trực tiếp làm việc với khách hàng, tác động lên quyết định mua của họ.

Vậy nên, nếu không được đào tạo tiếng Anh nhân viên sales, họ sẽ không thể tự tin giao tiếp với khách hàng ngoại quốc. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ không có đủ vốn từ vựng để miêu tả, giới thiệu và làm nổi bật tính năng của sản phẩm. Đây cũng chính là rào cản lớn, khiến hiệu suất làm việc của nhân viên giảm sút, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Đặc biệt, với đội ngũ nhân viên bán hàng B2B, việc thiếu hụt kỹ năng giao tiếp tiếng Anh doanh nghiệp sẽ gây ra nhiều trở ngại lớn. Bởi lúc này, khách hàng mục tiêu chủ yếu là doanh nghiệp, bạn phải thuyết phục các cấp quản lý lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ hoặc giải pháp của mình. Không có nền tảng tiếng Anh giao tiếp doanh nghiệp, bạn không thể trao đổi và đàm phán với những doanh nghiệp nước ngoài, từ đó làm mất đi cơ hội thể hiện thương nghiệp đối với đối tác.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đều đang hướng đến mục tiêu toàn cầu hóa, mở rộng thị trường quốc tế. Không được trang bị nền tảng ngoại ngữ tốt, nhân viên bán hàng sẽ khó lòng hòa nhập tại nơi làm việc mới. Đồng thời, việc trao đổi với đối tác, đồng nghiệp cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

Bên cạnh đó, các nội dung chuyên ngành kinh tế nói chung và sales nói riêng thường được nghiên cứu và phát triển trước bằng tiếng Anh. Để chủ động học hỏi và cập nhật những kiến thức mới này, đội ngũ nhân viên cần được trang bị nền tảng ngoại ngữ tốt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đón đầu thị trường, tạo ra nhiều lợi thế trong tương lai. 

Doanh nghiệp cần đào tạo tiếng Anh chuyên ngành sales cho vị trí nào? 

Đào tạo tiếng Anh cho Salesman

Nhân viên kinh doanh còn được gọi là Salesman, đây là những người chịu trách nhiệm bán hàng, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng chính là người trực tiếp trao đổi, thấu hiểu tâm lý và nhu cầu của khách hàng.

Chính vì thế, họ là lực lượng nòng cốt thúc đẩy hành vi mua hàng, đóng góp vào việc gia tăng gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy nên, việc đào tạo bổ sung kỹ năng cho salesman là điều rất cần thiết. 

Bởi vì đặc thù nghề nghiệp, kỹ năng nghe nói tiếng Anh đối với salesman nên là ưu tiên đào tạo hàng đầu. Đồng thời, họ cũng cần được học về các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành liên quan đến sản phẩm công ty. Có như vậy, họ mới có thể lắng nghe, thuyết phục, truyền đạt lợi ích của sản phẩm đến khách hàng một cách tốt nhất.

Đào tạo tiếng Anh cho Sales representative

Người đảm nhiệm vị trí Sale representative sẽ thực hiện tất cả những công việc của một salesman ở một cấp bậc cao hơn. Tuy nhiên, công việc của họ thiên về giấy tờ như ký hợp đồng, tìm hiểu và phân tích đối thủ, nghiên cứu cách mở rộng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh qua kênh phân phối. 

Và để thực hiện được những công việc trên, họ phải là người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bán hàng. Một phương pháp cực kỳ hữu ích để bổ sung kiến thức chuyên ngành chính là tham khảo các tài liệu nghiên cứu khoa học, các trang báo uy tín nước ngoài. Vậy nên kỹ năng đọc viết tiếng Anh đối với họ quan trọng hơn kỹ năng nghe nói.

Có thể bạn quan tâm: Các hình thức đào tạo tại doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Doanh nghiệp đào tạo tiếng Anh nhân viên sales | ELSA Speak

Đào tạo tiếng Anh cho Sales Executive

Sales Executive là vị trí trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh theo khu vực. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, khả năng của người đảm nhận mà họ sẽ được công ty phân bổ vị trí phù hợp. Công việc chính của vị trí này là nghiên cứu, khảo sát, lập kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn. Sau đó, họ quản lý Salesman và Sales Representative thực hiện kế hoạch và theo dõi tiến độ công việc.

Càng ở những vị trí cao trong lĩnh vực bán hàng, họ càng cần đến kỹ năng sử dụng tiếng Anh nhiều hơn. Lúc này, họ cần chuyên nghiệp hơn trong giao tiếp và cách làm việc bởi vì phạm vi khách hàng, đối tác hay cả nhân viên của họ đã mở rộng hơn rất nhiều so với Salesman hay Sales Representative.

Ngoài ra trong những cuộc họp, nghiên cứu thị trường, tài liệu tiếng Anh cũng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn đối với Sales Executive. Bởi vậy, việc đào tạo chuyên sâu kỹ năng tiếng Anh nghe – nói – đọc – viết là cực kỳ quan trọng. Không chỉ dừng lại ở cấp độ hiểu như Salesman hay Sales Representative, Sales Executive phải là người có khả năng sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn trong môi trường làm việc.

Đào tạo tiếng Anh cho Sales Supervisor

Sales Supervisor là vị trí dành cho người giám sát kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm tra và theo dõi hoạt động của các Salesman và báo cáo lên cấp trên. Nếu nhân viên kinh doanh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, họ sẽ được người giữ chức vụ giám sát kinh doanh nhắc nhở và hướng dẫn cách thức làm việc hiệu quả hơn.

Tương tự với Sales Executive, phạm vi giao tiếp và làm việc của Sales Supervisor cũng mở rộng hơn rất nhiều. Họ không chỉ làm việc với nhân viên, khách hàng, đối tác mà còn có cả nhiều nhà quản lý các cấp. Vì vậy, trình độ tiếng Anh sẽ phản ánh vị trí, năng lực của người quản lý. Đặc biệt với những công ty đa quốc gia, giao tiếp tiếng Anh trong các cuộc họp là điều khó tránh khỏi.

Như đã đề cập ở trên, càng lên cao, họ càng cần sử dụng tiếng Anh nhiều hơn. Vậy nên, Sales Executive phải được đào tạo bài bản và chuyên sâu cả bốn kỹ năng tiếng Anh để bắt kịp xu hướng hội nhập ngày nay.

Đào tạo tiếng Anh cho Sale manager/Sales Director

Sale manager/ Sales Director còn được gọi là trưởng phòng kinh doanh. Tại vị trí này, công việc cụ thể sẽ là quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng, đảm bảo mục tiêu về doanh số bán ra, lập kế hoạch kinh doanh và báo cáo hiệu quả.

Ngoài ra, họ cũng là người trực tiếp phát triển các phương án kinh doanh cho công ty. Vì vậy, việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới là nhiệm vụ hàng đầu của họ.

Lúc này, những người họ trực tiếp làm việc có thể là khách hàng tổ chức hay các đối tác nước ngoài nhằm mở rộng môi trường kinh doanh. Quá trình làm việc với những đối tượng này có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty về mặt lâu dài. Vậy nên, mỗi hành động, câu chữ, lời nói mà Sales Director thể hiện ra đều hết sức thận trọng.

Đối với Sales Director biết tiếng Anh là chưa đủ, họ còn cần phải nắm tiếng Anh rõ trong lòng bàn tay. Đồng thời, trong sự phát triển của kinh tế xã hội, việc cập nhật thông tin, kiến thức tiếng Anh mới là điều họ cần được bổ sung và nhắc nhở.

Tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Anh nhân viên sales

Tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Anh nhân viên sales | ELSA Speak

Tiếng Anh chuyên ngành là một trong những kỹ năng quan trọng đối với một nhân viên ngành sales. Bởi vì đặc thù ngành, nhân viên sales luôn phải giao tiếp, thấu hiểu nhu cầu khách hàng. 

Vậy nên, họ không chỉ tiếp xúc với khách hàng nội địa mà còn có cả khách hàng, đối tác nước ngoài. Khi đó, tiếng Anh sẽ là cầu nối giúp nhân viên bán hàng tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Đồng thời, tiếng Anh cũng giúp họ được khách hàng đánh giá cao hơn, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho công ty.

Bên cạnh đó, đội ngũ bán hàng được trang bị kỹ năng tiếng Anh bài bản sẽ là động lực to lớn thúc đẩy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty vươn tầm quốc tế. Chính vì thế, hoạt động đào tạo tiếng Anh dành cho lực lượng bán hàng thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc đào tạo tiếng Anh cho nhân viên sale B2B và B2C sẽ mang đến những lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp. Với khách hàng tổ chức, họ có yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn, khó tính hơn trong hành vi mua. Họ thường cân nhắc rất kỹ trước khi ra quyết định, đồng thời quá trình mua hàng của họ rất phức tạp. Tuy nhiên, khi đạt được thỏa thuận, khả năng sinh lời từ các hợp đồng B2B là rất cao.

Theo một nghiên cứu của Aberdeen, việc thay thế một nhân viên bán hàng B2B chuyên nghiệp gây tổn thất hơn 29.000 đô la và mất 7,3 tháng để đạt được hiệu suất kinh doanh ổn định như trước đó.

Bên cạnh đó, nhân viên sales B2B không chỉ giao tiếp thông thường với khách hàng mà còn làm việc qua email, hợp đồng. Vì vậy, họ cần được trang bị bốn kỹ năng tiếng Anh: nghe – nói – đọc – viết để công việc diễn ra suôn sẻ, mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp.

Những điều trên không có nghĩa là đào tạo tiếng Anh cho nhân viên sales B2C là thiếu quan trọng. Cũng giống nhân viên sales B2B, nhân viên sales B2C cũng cần giao tiếp với khách hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, hành vi mua của đối tượng khách hàng cá nhân có xu hướng ít phức tạp hơn khách hàng tổ chức. Vậy nên, yêu cầu về kỹ năng và vốn từ vựng tiếng Anh đối với nhân viên kinh doanh cũng thấp hơn một chút.

ELSA Speak – Chương trình đào tạo tiếng Anh nhân viên sales theo tiêu chuẩn quốc tế

Để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên sales, các nhà lãnh đạo có thể tham khảo chương trình đào tạo tiếng Anh dành cho doanh nghiệp tại ELSA Speak. Thông qua chương trình này, nhân viên của bạn sẽ tự tin giao tiếp tiếng Anh như người bản ngữ, dễ dàng thấu hiểu nhu cầu và làm hài lòng khách hàng quốc tế.

Hiện nay, ELSA Speak đã có hơn 200+ chủ đề, 5.000 bài học, 26.000 bài tập từ mọi chuyên ngành kinh doanh đến hội thoại giao tiếp thông thường. Tất cả đều được truy cập dễ dàng bằng điện thoại, giúp đội ngũ nhân viên luyện tập mọi lúc mọi nơi,.

Với bảng ELSA Dashboard, nhà quản trị có thể tổ chức lớp học, kiểm tra và đánh giá tiến độ học tập của nhân viên thông qua báo cáo chi tiết. Từ đó, đưa ra chiến lược đào tạo nhân sự phù hợp và hiệu quả.

Bên cạnh đó, phần mềm ELSA Speak ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận diện giọng nói và sửa lỗi phát âm ngay tức thì cho người học. Đồng thời, cung cấp hội thoại mẫu từ thực tế của người bản xứ, video hướng dẫn phát âm (vị trí đặt môi, lưỡi) giúp người dùng nâng cấp trình độ tiếng Anh mỗi ngày.

Kết luận

Trong quá trình hội nhập và phát triển, tiếng Anh thực sự là một kỹ năng quan trọng mà doanh nghiệp nên cân nhắc đào tạo cho đội ngũ nhân sự của mình. Ở bất kể cấp độ vị trí công việc, nhân viên luôn phải cập nhật xu hướng kiến thức, kỹ năng này. Đặc biệt là đào tạo nhân viên bán hàng – lực lượng nòng cốt mang lại doanh thu cho công ty.

Vậy nên, để đào tạo tiếng Anh nhân viên sales theo tiêu chuẩn quốc tế, hãy trải nghiệm chương trình tiếng Anh dành cho doanh nghiệp tại ELSA Speak ngay hôm nay!

Chương trình đào tạo tiếng Anh nhân viên sales | ELSA Speak

Nguồn: Tại sao doanh nghiệp phải đào tạo tiếng Anh cho nhân viên sales?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM