Học Tốt Lý 10 Các Định Luật Bảo Toàn Lý Thuyết, Giải Bài Tập SGK

Lê Kiên - 10/06/2022

Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ∆t thì tích được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian ∆t ấy.

Xem thêm: Học tốt lý 10

Định luật bảo toàn động lượng

    – Hệ cô lập (hệ kín)

        + Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.

        + Trong hệ cô lập chỉ có nội lực tương tác giữa các vật trong hệ trực đối nhau từng đôi một.

– Chuyển động bằng phản lực

    Trong một hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên được gọi là chuyển động bằng phản lực.

– Động lượng p của một vật là một vectơ cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức: p = m.v

– Đơn vị động lượng: kg.m/s.

– Động lượng của hệ vật:

Bài tập vận dụng

Công – Công suất

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P

    Trong đó: A là công thực hiện (J)

        t là thời gian thực hiện công A (s)

        P là công suất (W)

    1 W = 1 J/s

    Chú ý: Trong thực tế người ta còn dùng:

        + Đơn vị công suất là mã lực hay ngựa (HP)

              1 HP = 736 W

        + Đơn vị thực hành của công là oátgiờ (W.h)

              1 W.h = 3600 J

              1 kW.h = 3600000 J

    – Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng sinh công cơ học.

    Ví dụ: Động cơ, đèn, đài phát sóng, lò nung…

    – Cũng định nghĩa công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

Tham khảo một số khóa học hiệu quả

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM