Ngay khi bắt đầu học môn Hóa học, chắc hẳn các em đã được nghe nhắc nhiều đến oxit. Các em đã thực sự hiểu rõ về oxit hay chưa? Trong bài viết này, team Marathon Education sẽ cùng các em tìm hiểu oxit là gì cũng như những tính chất hóa học của oxit. Các em hãy theo dõi nhé!
Oxit là hợp chất hóa học có chứa 2 nguyên tố. Một nguyên tố trong đó là Oxi.
Ví dụ: CuO, CaO, FeO, SO2, CO2,… Oxit có công thức hóa học chung là MaOb.
Dựa vào cấu tạo và tính chất hóa học của oxit, có thể chia oxit ra thành 4 loại là oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
Oxit bazơ thường được tạo thành từ kim loại và Oxi.
Ví dụ: CuO, FeO, BaO, Na2O,…
Những oxit được tạo thành từ phi kim và Oxi là oxit axit.
Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5,…
Những oxit tác dụng được với dung dịch axit hoặc dung dịch bazơ tạo thành muối và nước là oxit lưỡng tính.
Ví dụ: ZnO, Al2O3,…
Oxit trung tính là những oxit không phản ứng với axit, bazơ và nước. Nói cách khác, oxit trung tính là những oxit không có khả năng tạo muối.
Ví dụ: NO, CO,…
Ở nhiệt độ thường, một số oxit bazơ có thể tác dụng với nước như CaO, BaO, Na2O, K2O,… Sản phẩm tạo thành là dung dịch bazơ (kiềm).
Ví dụ:
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
K2O + H2O → 2KOH
Một tính chất hóa học của oxit bazơ khác là tác dụng với axit để tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Một số oxit bazơ như CaO, BaO, K2O, Na2O,… là những oxit bazơ tan trong nước, khi tác dụng với oxit axit sẽ tạo thành muối.
Ví dụ:
CaO + CO2 → CaCO3
Na2O + CO2 → Na2CO3
BaO + CO2 → BaCO3
CO2 + H2O ⇌ H2CO3
N2O5 + H2O → 2HNO3
Oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ sẽ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Oxit axit khi tác dụng với oxit bazơ thì sản phẩm tạo thành là muối.
Ví dụ:
CO2 + CaO → CaCO3
Na2O + SO2 → Na2SO3
Oxit lưỡng tính có khả năng phản ứng với dung dịch axit, đồng thời cũng tác dụng được với dung dịch bazơ.
Ví dụ:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Oxit và tính chất hóa học của oxit cũng là nội dung quan trọng mà các em cần nắm vững trong chương trình Hóa học. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể giúp các em học tốt Hóa học, trong đó học online kết hợp học chính khóa tại trường đang được rất nhiều bạn học sinh lựa chọn và áp dụng hiệu quả.
Các em có thể đăng ký học ở những website uy tín như Marathon Education – nền tảng lớp học livestream online Toán – Lý – Hóa chất lượng cho học sinh khối 10 – 11 – 12. Chương trình giảng dạy của Marathon bám sát với chương trình của Bộ Giáo dục nên các em có thể yên tâm lựa chọn.
Tại Marathon Education, các lớp học livestream Toán – Lý – Hóa đều do các thầy cô giáo thuộc TOP 1% giảng viên dạy giỏi trên cả nước đứng lớp. Với trình độ Thạc sĩ trở lên và hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, các thầy cô có phương pháp dạy hiệu quả, giúp các em tiếp thu bài nhanh, cải thiện năng lực học tập toàn diện.
Để giúp các em nắm chắc kiến thức các môn học tốt hơn, Marathon còn chia sẻ cho các em sổ tay tổng hợp kiến thức Toán – Lý – Hóa được biên soạn kỹ lưỡng. Trong suốt quá trình học, đội ngũ Cố vấn học tập của Marathon cũng sẽ sát cánh cùng các em, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc và cá nhân hóa lộ trình học tập của các em.
Marathon Education là nền tảng giáo dục hàng đầu có ứng dụng công nghệ hiện đại nên các lớp học luôn đảm bảo đường truyền ổn định, âm thanh to rõ, hình ảnh sắc nét. Đặc biệt, tại các lớp học của Marathon, các em sẽ được tương tác trực tiếp với thầy cô như khi học tập offline.
Marathon Education đang có chương trình ưu đãi học phí lên đến 39% giảm từ 699K chỉ còn 399K. Các em hãy nhanh tay đăng ký ngay khóa học livestream online Toán – Lý – Hóa lớp 10 – 11 – 12 ngay nhé.
Thông qua bài viết này, Team Marathon Education đã chia sẻ đến các em những kiến thức cơ bản về oxit, tính chất hóa học của oxit. Các em hãy ghi nhớ kỹ nội dung này để có thể vận dụng giải bài tập hiệu quả. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả cao!