8 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Nhanh Và Chính Xác

Lê Kiên - 17/02/2022

Cân bằng phương trình là một bước quan trọng khi giải các bài toán liên quan đến phản ứng hóa học. Nhưng thực tế lại có nhiều em học sinh ngán ngẩm khi phải cân bằng phương trình khi trong quá trình làm bài. Để việc cân bằng phương trình dễ dàng hơn, các em hãy tham khảo ngay 8 cách cân bằng phương trình hóa học nhanh chóng và chính xác qua bài viết sau từ Marathon Education.

>>> Xem thêm:

Các cách cân bằng phương trình hóa học
Các cách cân bằng phương trình hóa học (Nguồn: Internet)

Cách 1: Cân bằng PTHH theo nguyên tử nguyên tố

Đây là cách cân bằng phương trình hóa học đơn giản nhất mà các em có thể dễ dàng áp dụng. Nếu làm nhiều, các em có thể chỉ nhìn là biết được đáp án với cách cân bằng này.

Các bước cân bằng theo nguyên tử nguyên tố gồm:

  • Viết lại phương trình dưới dạng nguyên tử riêng biệt như H2, O2,…
  • Lập luận số nguyên tử theo thành phần của chất sản phẩm
  • Viết lại đúng bản chất của các chất tham gia

Ví dụ: Cân bằng phương trình: P + O2 → P2O5

  • Ta viết: P + O → P2O5.
  • Lập luận: Để tạo thành 1 phân tử P2O5, ta cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O, do đó 2P + 5O → P2O5.
  • Phân tích: Phân tử oxi luôn tồn tại gồm 2 nguyên tử, nếu ta lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số nguyên tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức là 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.
  • Cuối cùng, ta có:

4P + 5O2 → 2P2O5.

Cách 2: Cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp chẵn – lẻ

Có thể thấy, nếu một phương trình đã được cân bằng thì tổng số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái sẽ bằng với vế phải. Chính vì vậy, nếu số nguyên tử nguyên tố này ở vế trái là số chẵn thì tổng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải cũng là số chẵn. Khi đó, nếu số nguyên tử nguyên tố ở vế trái là số lẻ thì số nguyên tử nguyên tố bên vế trái phải được nhân đôi lên. Sau đó, ta sẽ cân bằng tiếp các hệ số còn lại.

Ví dụ: Cân bằng phương trình: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

  • Xét thấy, ở vế trái hiện đang có 2 nguyên tử oxi, tức là nguyên tử O2 luôn chẵn với bất kỳ hệ số nào. Trong khi ở vế phải, oxi trong SO2 chẵn nhưng trong F2O3 thì lẻ, do đó chúng ta cần nhân đôi số nguyên tử oxi trong Fe2O3 lên.
  • Sau đó, cân bằng thêm các hệ số còn lại, ta được:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 11O2

Cách 3: Cân bằng phương trình hóa học dựa trên nguyên tố chung nhất

Cách cân bằng phương trình hóa học này cũng rất dễ áp dụng, các em sẽ bắt đầu cân bằng hệ số của phân tử có chứa nguyên tố xuất hiện nhiều nhất trong phản ứng, sau đó cân bằng các hệ số còn lại.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

  • Ta thấy, trong phản ứng trên, nguyên tố xuất hiện nhiều nhất là nguyên tố oxi, do vậy ta sẽ bắt đầu cân bằng số các nguyên tử oxi trước. Vế trái hiện có 3 nguyên tử oxi, vế phải có 8 nên ta sẽ lấy bội chung của 3 và 8 là 24, suy ra hệ số của HNO3 là 24÷3 = 8.
  • Kế đến, tiến hành cân bằng các hệ số còn lại của phương trình, ta được:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Cách 4: Cân PTHH bằng theo nguyên tố tiêu biểu

Để có thể cân bằng phương trình theo cách này, các em cần nắm được thế nào là nguyên tố tiêu biểu. Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có những đặc điểm sau:

  • Có mặt ít nhất trong phương trình phản ứng
  • Có liên quan giá tiếp đến nhiều chất trong phản ứng
  • Số nguyên tử chưa cân bằng 

Cách cân bằng phương trình theo nguyên tố tiêu biểu thực hiện như sau:

  • Chọn nguyên tố tiêu biểu dựa theo các đặc điểm trên
  • Bắt đầu cân bằng nguyên tố tiêu biểu trước
  • Cân bằng các nguyên tố còn lại

Ví dụ: Cân bằng phương trình sau: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

  • Ta chọn nguyên tố tiêu biểu trong phản ứng là oxi.
  • Bắt đầu cân bằng nguyên tố oxi: Xét thấy vế trái có 4O, vế phải có 1O, do vậy ta lấy bội chung là 4, hệ số cân bằng lúc này là KMnO4 → 4H2O.
  • Tiếp đến, xem xét và cân bằng các phân tử còn lại, ta được:
KMnO_4 + 8HCl → KCl + MnCl_2 + \frac{5}{2}Cl_2 + 4H_2O\\
\text{hay } 2KMnO_4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl_2 + 5Cl_2 + 8H_2O

Cách 5: Cân bằng PTHH dựa vào phản ứng cháy của chất hữu cơ

Với các phản ứng cháy của hidrocacbon, cách cân bằng phương trình hóa học được thực hiện như sau:

  • Cân bằng nguyên tố H bằng cách lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả là số lẻ thì nhân đôi phân tử hidrocacbon, nếu là số chẵn thì giữ nguyên
  • Tiếp đến là cân bằng nguyên tố C
  • Cân bằng nguyên tố O

Ví dụ: Cân bằng phương trình sau: C2H6 + O2 → CO2 + H2O

\begin{aligned}
&\footnotesize \bull \text{Cân bằng số nguyên tử H: }C_2H_6\to 3H_2O\\
&\footnotesize \bull \text{Cân bằng số nguyên tử C: }C_2H_6\to 2CO_2\\
&\footnotesize \bull \text{Cân bằng số nguyên tử O: }\frac{7}{2}O_2\to 2CO_2+3H_2O\\
&\footnotesize \bull \text{Cuối cùng, ta được phương trình:}\\
&\small C_2H_6 + \frac{7}{2}O_2 → 2CO_2 + 3H_2O\\
&\small \text{hay } 2C_2H_6 + 7O_2 → 4CO_2 + 6H_2O
\end{aligned}

Cách 6: Cân bằng PTHH dựa vào phản ứng cháy của hợp chất chứa O

Đối với phản ứng cháy của hợp chất chứa oxi, ta thực hiện theo trình tự sau:

  • Cân bằng nguyên tố C
  • Cân bằng nguyên tố H
  • Cân bằng nguyên tố O bằng cách lấy tổng số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ cho số nguyên tử O có trong hợp chất; tiếp theo, đem chia đôi để được hệ số của phân tử O2, nếu hệ số là số lẻ thì nhân các hệ số ở cả hai vế cho 2

Cách 7: Cân bằng PTHH dựa vào bản chất hóa học của phản ứng

Dựa vào bản chất hóa học của phản ứng, ta có thể cân bằng được phương trình một cách nhanh chóng và chính xác.

Ví dụ: Cân bằng phương trình: Fe2O3 + CO → Fe + CO2

  • Trong phản ứng này, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi, như vậy trong phân tử Fe2O3 có 3 nguyên tử oxi đã đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO2. Do đó, ta cần thêm hệ số 3 trước phân tử CO và CO2, tiếp theo là hệ số 2 trước Fe.
  • Cuối cùng, ta được phương trình:

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Cách 8: Cân bằng phương trình hóa học theo trình tự kim loại – phi kim

Một cách cân bằng phương trình phản ứng đơn giản mà các em có thể dễ dàng thực hiện là cân bằng theo trình tự kim loại → phi kim → hidro → oxi

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng: CuFeS2 + O2 → CuO + Fe2O3 + SO2

  • Ta thấy, nguyên tử Cu đã cân bằng 2 vế nên sẽ bắt đầu cân bằng kim loại Fe, tiêp theo cân bằng lại Cu, S rồi tới O.
  • Sau đó nhân đôi hệ số, ta được phương trình như sau:

4CuFeS2 + 13O2 → 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2

Học online livestream Hóa 10 – 11 – 12 chất lượng, uy tín tại Marathon Education

Để củng cố kiến thức và làm nhiều dạng bài tập hóa học hơn, các em nên tham gia lớp học livestream tại Marathon Education. Marathon Education là nền tảng học livestream Toán – Lý – Hóa cho các em học sinh lớp 10 – 11 – 12, giúp các em bổ trợ thêm kiến thức chuẩn bị cho những kỳ thi quan trọng sắp tới.

Khi tham gia học tập tại Marathon Education, các em sẽ được giảng dạy nhiệt tình từ đội ngũ giảng viên siêu chất lượng thuộc TOP 1% giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Các thầy cô đều có học vị từ Thạc sĩ trở lên với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục.

Nhờ vào nền tảng livestream mô phỏng lớp học offline, các em sẽ được tương tác với thầy cô một cách trực tiếp và dễ dàng. Marathon Education cũng rất chú trọng về mặt công nghệ, ứng dụng tích hợp thông tin dữ liệu trên nền tảng công nghệ, đảm bảo âm thanh rõ ràng, hình ảnh sắc nét, đường truyền không bị giật, lag trong suốt buổi học. Nếu có những thắc mắc hay khó khăn gì trong quá trình học, đội ngũ Cố vấn học tập chuyên môn của Marathon sẽ giúp các em giải đáp, đồng thời theo sát quá trình học tập của học viên nhằm giúp các em cá nhân hóa lộ trình học của mình.

Đặc biệt, khi đến với lớp học Marathon Education, ngoài được giảng dạy học tập trên lớp các em còn được tặng những sổ tay học tập Toán – Lý – Hóa “siêu xịn”, đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp các em tự tin hơn khi giải bài tập và kiểm tra, thi cử.

Marathon Education hiện đang có ưu đãi học phí lên đến 39% khi đăng ký lớp học livestream Toán – Lý – Hóa 10, 11, 12 từ hôm nay đến hết ngày 15/02/2022.

Trên đây là 8 cách cân bằng phương trình hóa học đơn giản nhất mà Marathon Education muốn chia sẻ đến các em. Bằng cách nắm vững các lý thuyết về nguyên tử, nguyên tố cũng như cách nhận biết kim loại, phi kim các em sẽ dễ dàng cân bằng được nhiều dạng phương trình phản ứng khác nhau. Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các kỳ kiểm tra, thi cử sắp tới!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM