Việc áp dụng các phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động này không những được thực hiện ở trường lớp mà còn nên áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày tại gia đình. Mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu qua bài viết sau từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP).
Giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi được xem là giai đoạn vàng trong quá trình nhận thức. Về thể trạng, trí não của trẻ đang phát triển. Vì vậy, trẻ có xu hướng muốn tương tác với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Trẻ muốn thử làm và được làm. Khi trẻ thực hiện sẽ có lỗi, bị sai, nhưng qua đó trẻ sẽ tự “rút kinh nghiệm” và điều chỉnh cho phù hợp. Tư duy giai đoạn này của trẻ được gọi là trực quan – hành động.
Bước giai đoạn lớn hơn của tuổi mầm non, với nền tảng từ giai đoạn trước, tư duy của trẻ sẽ rõ ràng, mạch lạc hơn. Vẫn căn cứ vào các hoạt động trải nghiệm và quan sát mà tư duy của trẻ được rèn luyện và kích thích phát triển. Các mức yêu cầu cũng từ đó tăng thêm, khó hơn.
Đây là bước ngoặt lớn của trẻ mà thầy cô và phụ huynh cần có sự chú ý quan tâm hơn trước. Trẻ bắt đầu ghi nhớ về tính chất sự vật, sự việc bên trong bộ não. Các quan sát được thực hiện kỹ càng hơn, tập trung hơn. Việc thu nạp hình ảnh với hình dáng, màu sắc,… được trẻ thực hiện đều đặn, thường xuyên. Rất nhanh, trẻ chuyển từ tư duy hành động sang tư duy hình tượng.
Nắm rõ các giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp phụ huynh và thầy cô giáo hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện, trong đó có mặt tư duy.
Rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ là một trong những bí quyết giúp phát triển tư duy. Tư duy phản biện buộc trẻ phải quan sát, tìm hiểu và ghi nhận thông tin sự vật, sự việc rõ ràng, chi tiết.
Thầy cô, phụ huynh có thể tham khảo những hoạt động rèn luyện mục này như: đặt câu hỏi cho trẻ; hỗ trợ trẻ liệt kê thông tin; tạo điều kiện để trẻ phản biện, nêu ý kiến; hướng dẫn trẻ quan sát, nhìn nhận vấn đề; luôn khuyến khích trẻ thử, trải nghiệm…
Cổ vũ và động viên trẻ chủ động tìm hiểu thế giới xung quanh cũng là cách để trẻ phát triển tư duy nhanh chóng. Những trải nghiệm của bản thân sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, nhớ kỹ hơn. Đồng thời, việc tiếp nhận thông tin qua trải nghiệm mang tính trực quan, dễ hiểu dễ nắm bắt hơn lý thuyết.
Môi trường học tập cho mục đích này có thể được sắp đặt ở trường hoặc ở nhà. Hoặc thầy cô và phụ huynh có thể chọn lựa các môi trường thuận tiện để hướng dẫn thêm cho trẻ. Chẳng hạn, cha mẹ có thể dẫn trẻ đi siêu thị để tìm hiểu về các loại thực phẩm và trái cây hoặc dẫn trẻ đến thảo cầm viên để tìm hiểu về các loài động vật…
Những bài tập tư duy logic cũng được khuyến khích sử dụng trong các hoạt động dạy học. Đây sẽ là cơ hội để trẻ được rèn luyện tư duy của bản thân. Nội dung bài học nên phong phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi màu non. Thầy cô cũng cần chú trọng hình thức trình bày bài tập để trẻ có thể tương tác học tập hiệu quả.
Hiện có nhiều phương pháp phát triển tư duy cho trẻ, tuỳ vào kế hoạch dạy học mà thầy cô và phụ huynh chọn lựa phương pháp phù hợp để áp dụng.
Nhận thức có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích não bộ trẻ phát triển. Trẻ được rèn luyện kỹ năng nhận thức thông qua các hoạt động hàng ngày bao gồm vui chơi, học tập, ăn uống, ngủ nghỉ… Hoạt động nào cũng góp phần rèn luyện kỹ năng này cho trẻ. Phụ huynh và thầy cô đóng vai trò khơi gợi để có thể khai phá được hết những khả năng ở mỗi trẻ. Điều này giúp trẻ từng ngày phát triển hoàn thiện tư duy của bản thân tốt mình.
Cũng như kỹ năng nhận thức, kỹ năng phân tích cũng góp phần hoàn thiện phát triển tư duy cho trẻ mầm non. Phân tích sự vật, sự việc dưới nhiều góc nhìn cho trẻ có nhiều thông tin chi tiết. Từ đó, trẻ có cơ sở để đưa ra các nhận định của bản thân. Kỹ năng này cũng giúp trẻ không đóng khuôn suy nghĩ mà còn thoả sức sáng tạo.
Ứng dụng điều được học, điều đã nhận thức vào thực tiễn cũng là cách giúp trẻ phát triển tư duy. Có thể hiểu, từ lý thuyết đến thực hành hay ứng dụng sẽ thông qua tư duy để thực hiện. Trẻ nhìn nhận được việc có thể ứng dụng những điều được chỉ dạy vào sinh hoạt hàng ngày để đúc kết thêm cho bản thân kinh nghiệm cùng những trải nghiệm thú vị hơn. Chẳng hạn, cha mẹ có dạy trẻ gấp quần áo của mình theo cách đơn giản, sau đó để trẻ thực hành những gì được dạy.
Quá trình này được thực hiện bao gồm cả trước, trong và sau thực viện một việc gì đó. Trẻ học được cách đánh giá cơ hội trước khi thực hiện, đánh giá hiệu quả đang thực hiện và đánh giá kết quả đã thực hiện xong. Những kiến thức có được sẽ là sự đúc kết tốt nhất cho trẻ. Nguyên quá trình này có thể ghi nhận những lần thực hiện sai nhưng nó vẫn đảm bảo hỗ trợ cho sự phát triển tư duy mà thầy cô, phụ huynh mong muốn trẻ có được. Ví dụ như cha mẹ dạy con cách pha nước cam qua quy trình 3 bước gồm lấy cam đã được cắt đôi sẵn ép lấy nước, đổ nước cam từ vắt vào ly, cho một ít đường vào, khuấy đều và uống. Sau đó, cha mẹ pha mẫu và cho trẻ uống thử. Kế đó, cha mẹ để con từng bước làm lại, thưởng thức thành quả của mình và hỏi những đánh giá của con về những khó khăn gặp phải, sự khác nhau giữa nước con con pha và cha mẹ pha…
Càng có nhiều thông tin, càng có cơ sở để nhìn nhận đánh giá. Vì vậy, phát triển tư duy không nên bỏ qua kỹ năng thông hợp thông tin. Thầy cô và phụ huynh có thể đồng hành cùng trẻ qua các hoạt động tìm hiểu thông tin khác nhau. Trong đó có lựa chọn kênh tiếp cận như xem tivi, nghe kể chuyện, đọc sách báo, buổi trò chuyện. Cũng như dưới nhiều định dạng thông tin: hình ảnh, câu chữ, video, tranh ảnh…
Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) là trường mầm non và tiểu học quốc tế dành cho trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. ISSP tự hào là một trong những trường mầm non và tiểu học quốc tế tại Việt Nam được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức kiểm định uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Trường hiện cũng đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).
Ngoài ra, tại ISSP, trẻ mầm non sẽ được giảng dạy theo triết lý giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng giải quyết vấn đề, tự tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. Do vậy, khi học tập tại trường, trẻ sẽ có nhiều cơ hội được học hỏi và phát triển tư duy một cách toàn diện.
Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng cách truy cập vào 2 đường dẫn dưới đây:
Qua bài viết trên, có thể thấy rằng việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non là quan trọng. Dù ở trường hay ở nhà, mỗi hoạt động hàng ngày nên được lồng ghép và áp dụng để hỗ trợ kích thích phát triển tư duy cho trẻ.
Nguồn: issp.edu.vn