Phát triển khả năng tư duy cho trẻ là quan trọng và cần thiết. Khả năng này sẽ hỗ trợ cho nhiều hoạt động và kỹ năng của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết nên bắt đầu từ đầu và như thế nào? Vì vậy, mời quý phụ huynh cùng bạn đọc tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP).
Hiểu rõ về tư duy sẽ giúp phụ huynh có được định hướng đầu tư phát triển tố chất này cho trẻ.
Thông qua các hoạt động trực quan hành động và hình tượng sẽ giúp phát triển khả năng tư duy.
Sáng tạo là khả năng tiềm ẩn của mỗi trẻ. Tư duy sáng tạo là khả năng suy nghĩ, đánh giá tìm ra các phương pháp mới, không theo khuôn khổ gò bó. Tư duy này kích thích xuất hiện những nhận định mới, những kết quả mới. Phụ huynh có thể kích thích tư duy sáng tạo cho trẻ bằng cách cho trẻ tự do sáng tạo các ý tưởng của mình thông qua các hoạt động vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét…
Tư duy logic ở trẻ là hoạt động suy nghĩ, suy luận vấn đề một cách rõ ràng, rành mạch nhằm giúp giải quyết vấn đề, hoặc đạt được mục tiêu. Rèn luyện tư duy logic sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả và phát triển khả năng sáng tạo. Để phát triển tư duy logic cho trẻ, phụ huynh có thể cho trẻ chơi các trò chơi về câu đố tư duy, trò chơi trí não, ghép hình… hoặc thường khuyến khích trẻ tìm hiểu về một vấn đề nào đó như “tại sao mùa thu lá lại rơi?”, “tại sao nước đông thành đá khi bỏ vào tủ lạnh?”…
Tư duy phản biện hay còn gọi tư duy phân tích. Đây là quá trình trẻ tìm hiểu, thu thập thông tin để có được nhìn nhận và đánh giá thông tin theo cách mới để khẳng định và làm sáng tỏ vấn đề. Tư duy phản biện giúp cho trẻ có khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách kỹ càng, khách quan hơn cũng như biết cách đưa ra những lập luận lý lẽ của riêng mình để phản bác lại một lập luận mang tính chủ quan, thiên vị. Để phát triển tư duy phản biện, cha mẹ có thể thường xuyên nói chuyện hỏi ý kiến của con về những vấn đề khác nhau như “con sẽ làm gì nếu…?”, “con nghĩ sao về việc này…?”, “theo con thì cách này có tốt không?”…
Tư duy trừu tượng hay nhận thức lý tính là hình thức cơ bản của tư duy sáng tạo. Loại hình tư duy này giúp trẻ có thể hình dung, tưởng tượng ra sự vật, sự việc trong mối liên hệ tương quan thông qua những điều đã quan sát và ghi nhớ được. Chẳng hạn như, thông qua các chương trình về thế giới động vật trên tivi, trẻ nhớ được con voi có vòi dài và to lớn. Khi cha mẹ hỏi trẻ “con voi như thế nào”, trẻ liên tưởng đến yếu tố đã ghi nhớ sẽ đáp lại “con voi có vòi dài và to lớn”.
Khi hiểu rõ được bản chất của các loại hình tư duy thì sẽ chọn lựa được phương pháp phát triển khả năng tư duy phù hợp cho trẻ. Câu hỏi được đặt ra là liệu có thể phát triển toàn bộ các tư duy cho trẻ được không?
Giáo dục ngày nay đề cao xu hướng phát triển tư duy sớm ở trẻ mầm non. Nghĩa là kích thích khả năng tư duy của trẻ theo từng độ tuổi với những hoạt động phù hợp. Phụ huynh dễ dàng nhận thấy mục tiêu giáo dục này thể hiện rõ ở các trường mầm non quốc tế, trường mầm non song ngữ… Dạy tư duy cho trẻ càng sớm, càng mang lại lợi ích trong học tập và cuộc sống.
Các hoạt động nghệ thuật được xem là điều kiện môi trường lý tưởng để phát triển tư duy sáng tạo. Trong các giờ hoạt động này, trẻ được tự do sáng tạo theo nhìn nhận quan sát của bản thân. Những khuôn mẫu gò bó, những quy định… được phá bỏ để kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Một số hoạt động nghệ thuật được áp dụng như: vẽ, tô màu, nặn tượng, lắp ráp, sắp xếp…
Điểm qua một số chương trình dạy học của trường mầm non, có rất nhiều bài tập là những trò chơi rèn luyện tư duy logic cho trẻ. Những trò chơi này, trẻ vừa thích thú tham gia vừa được kích thích tư duy logic phát triển. Trẻ vừa chơi vừa học theo đúng như nhu cầu và mục tiêu của giáo dục đề ra.
Thầy cô và phụ huynh tạo điều kiện để trẻ rèn luyện tư duy phản biện. Thay vì cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ về một vấn đề. Thì này thông qua việc hỏi, trẻ có cơ hội nâng cao khả năng phản biện của mình. Từ góc nhìn nhận của trẻ, nhiều thông tin mới được nhận thức và thu nạp. Đây cũng là phương pháp để trẻ chủ động học kiến thức xung quanh mình.
Theo ghi nhận, việc được học tập môi trường phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp phát triển khả năng tư duy toàn diện cho trẻ nhỏ. Chính môi trường này sẽ là cơ hội và điều kiện hỗ trợ tốt cho trẻ. Chương trình học nên có nội dung phù hợp theo từng mục tiêu phát triển tư duy, theo từng độ tuổi của trẻ.
Là một trong những trường quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh uy tín và chất lượng, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là nơi nhiều phụ huynh chọn lựa gửi gắm con em theo học. Nơi đây áp dụng các phương pháp giáo dục tiêu chuẩn Mỹ được kiểm định bởi 2 tổ chức giáo dục uy tín thế giới là Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC). Đây là vinh dự cho trường vì ISSP là trường quốc tế cho bậc mầm non và tiểu học duy nhất tại TP.HCM nhận được chứng nhận này.
Cam kết chất lượng giáo dục ở mức độ cao, ISSP không những trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại mà còn xây dựng chương trình học phù hợp cùng đội ngũ nhân sự chuẩn quốc tế. Mục tiêu lớn nhất là nuôi dưỡng thế hệ học sinh phát triển toàn diện, tự tin và có các kỹ năng sống cần thiết để trở thành những công dân kiểu mẫu toàn cầu.
Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP qua 2 cách dưới đây:
Phát triển khả năng tư duy cho trẻ nên hướng đến sự toàn diện. Bởi mỗi loại tư duy sẽ có những tác động nhất định đến quá trình phát triển hoàn thiện ở trẻ. Hy vọng ba mẹ đã nhìn nhận được thêm về vấn đề này, đồng thời có được thêm thông tin tham khảo để nuôi dạy con tốt hơn.
Nguồn: issp.edu.vn