Robert A Heinlein – một nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Mỹ có câu nói rất hay: “Đừng gây bất lợi cho con cái bạn bằng việc cho chúng cuộc sống dễ dàng”. Đúng thế, nếu như quá nuông chiều và bảo bọc con cái, cha mẹ có thể sẽ khiến cho những khả năng của trẻ bị hạn chế dần. Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng sống tự lập trong những việc nhỏ nhặt thường ngày. Qua đó tạo điều kiện để trẻ trở nên tự tin với bản thân, hòa nhập vào toàn cầu. Cùng Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) tìm hiểu 5 bước dạy trẻ kỹ năng sống tự lập đơn giản qua bài viết sau.
Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ đã có thể tự làm những điều nhỏ nhặt. Do đó, để rèn luyện tính tự lập cho con, cha mẹ có thể bắt đầu với việc dạy trẻ biết cách giữ vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh chung ở nhà hay ở nơi công cộng như trường học, công viên… Chẳng hạn như, dạy cho trẻ tự biết rửa mặt, rửa tay, tự biết xả nước sau khi đi vệ sinh, không vứt rác bừa bãi mà phải bỏ rác đúng nơi quy định…
Cha mẹ hãy dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân, để trẻ có tính tự giác trong các hoạt động thường nhật một phần cũng giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian chăm lo cho con. cha mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ những kỹ năng đơn giản như: tự thay quần áo, ăn cơm, tự dọn dẹp đồ chơi, tự xếp sách vở,… Ở những lần đầu, cha mẹ nên hướng dẫn cho con cách làm thế nào là đúng, thế nào là phù hợp. Sau đó, từng ngày quan sát và sửa lỗi cho trẻ nếu trẻ thực hiện chưa đúng.
Kỹ năng giúp đỡ người khác cũng là một cách để trẻ tự lập hơn trong cuộc sống. Trước hết, cha mẹ nên dạy cho trẻ biết rằng giúp đỡ người khác là một việc làm ý nghĩa. Từ đó khuyến khích trẻ giúp đỡ cha mẹ, anh chị,… qua những việc vừa sức như bật quạt, bật/tắt tivi (ở những vị trí thấp), giúp cha mẹ cất áo khoác, xách phụ đồ đạc, tưới cây,… Khi trẻ giúp ích được người khác, trẻ sẽ cảm thấy tự tin về bản thân mình nhiều hơn.
Khi trẻ đã nắm vững những kỹ năng cơ bản, cha mẹ có thể dạy trẻ những kỹ năng để trở nên tự lập mà hầu hết người trưởng thành đều phải học tập và rèn luyện. Cha mẹ có thể dạy trẻ về kỹ năng quản lý tiền bạc (cách chi tiêu thông minh, cách tiết kiệm tiền, cách đầu tư thông minh…), kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ bản thân (các kỹ năng xử lý tình huống khi có hỏa hoạn khi đi lạc, khi gặp người lạ có ý đồ xấu, khi bị bắt cóc…; kỹ năng bơi lội; kỹ năng khi tham gia giao thông…), kỹ năng quản lý thời gian (quản lý thời gian biểu trong ngày, phân phối thời gian cho từng hoạt động cụ thể, đặt ra thứ tự ưu tiên và thời gian hoàn thành công việc cụ thể…)… Các kỹ năng tự lập này sẽ giúp trẻ trở nên tự tin, bản lĩnh và vững vàng hơn trong tương lai.
Dù là bất cứ việc gì, nếu muốn thành công đều phải có sự kiên trì. Trong dạy trẻ kỹ năng sống tự lập cũng vậy, cha mẹ nên kiên nhẫn chờ con thực hiện vì đôi khi do mới tập làm quen trẻ còn chậm và chưa nhớ được cách làm như thế nào là đúng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tập cho trẻ tính kỷ luật trong cuộc sống hằng ngày ví dụ như ăn cơm vào giờ nào, thời gian chơi, thời gian xem ti vi bao lâu,… qua đó hình thành tính tự giác cho trẻ và để cha mẹ có thể quản lý thời gian của con tốt hơn.
Cha mẹ hãy luôn là người bạn đồng hành với trẻ, đừng để cách dạy dỗ trở nên cứng nhắc, quy củ mà hãy thật linh hoạt, thoải mái với trẻ. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian bên cạnh con, quan sát và hỗ trợ và luôn tạo cho con cảm giác an toàn để trẻ được tự tin thể hiện khả năng của mình.
Trẻ nhỏ rất muốn khẳng định mình. Do vậy, trẻ sẽ hứng thú và tự giác hơn khi biết rằng mình cũng có thể hoàn thành một công việc nào đó như những thành viên khác trong gia đình. Cha mẹ có thể phân công việc nhà phù hợp cho các con, yêu cầu các bé thực hiện như một nhiệm vụ thường nhật như: dọn bàn học mỗi ngày, giúp bố cất áo khoác khi bố đi làm về, xếp quần áo giúp mẹ mỗi tối,… Điều này không chỉ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tự lập mà còn giúp gia đình được gần gũi, yêu thương nhau hơn.
Trẻ sẽ có thêm nhiều động lực để có thể tự lập làm một việc gì đó khi được quan tâm và khen ngợi. Chính vì vậy, trong dạy trẻ kỹ năng sống tự lập cha mẹ nên thường xuyên khuyến khích con chứ không nên dùng những lời lẽ mạnh như ra lệnh hay bắt buộc con làm. Hơn thế, khi trẻ hoàn thành tốt việc nhà cha mẹ hãy khen ngợi con còn nếu trẻ chưa thực hiện tốt cũng đừng phê bình mà hãy khuyến khích, động viên con lần sau thực hiện tốt hơn.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế thuộc tập đoàn Cognita Anh Quốc có cơ sở tại Bình Thạnh, TPHCM dành cho học sinh từ 18 tháng đến 11 tuổi. Trường ISSP vinh dự là trường mầm non và tiểu học duy nhất tại TP.HCM được chứng nhận bởi 2 tổ chức uy tín quốc tế là Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC). Hiện tại, trường ISSP cũng đang là trường ứng viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP) được công nhận toàn cầu.
Bên cạnh những trang bị kiến thức cần thiết, chương trình học ở Trường Tiểu Học Quốc Tế SaiGon Pearl còn tập trung dạy trẻ kỹ năng sống tự lập cùng với các kỹ năng quan trọng như kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, hay kỹ năng tư duy và xử lý tình huống… Những kỹ năng để trở nên tự lập này đều được rèn luyện thông qua các hoạt động vô cùng đa dạng và bổ ích. Tất cả nhằm tạo điều kiện để trẻ tự tin vào bản thân, rèn luyện cho trẻ tính tự lập trong học tập và trong cuộc sống sau này. Qua đó, từng bước đồng hành cùng cha mẹ trong sự phát triển toàn diện ở trẻ.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl luôn khuyến khích quý phụ huynh đến tham quan trường trực tiếp để có những nhận định, đánh giá khách quan hơn về môi trường học tập cũng như cơ sở vật chất tại trường. Để có thể đặt lịch tham quan trường, phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh trường ISSP thông qua 2 cách dưới đây:
Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập tuy đơn giản nhưng đòi hỏi cha mẹ phải biết cách và phải kiên trì. Trẻ tự lập có thể tự chăm sóc bản thân, giúp cha mẹ đỡ vất vả và đặc biệt là an tâm hơn khi gửi con khi đi làm, đi công tác,… Qua bài viết này, Trường Quốc Tế SaiGon Pearl mong rằng quý phụ huynh sẽ có những định hướng cho sự phát triển của những kỹ năng để trở nên tự lập cho con theo cách phù hợp nhất.
Nguồn: issp.edu.vn