Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ mầm non từ 3 đến 6 tuổi. Vậy cụ thể giáo dục thẩm mỹ là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Bài viết này Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) sẽ giúp quý phụ huynh giải đáp các câu hỏi này và biết được những hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non hiệu quả hiện nay.
Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến nhận thức của mỗi người nhằm tạo sự hứng thú với cái đẹp, mong muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống và phát triển những kỹ năng liên quan đến nghệ thuật. Từ đó, hình thức giáo dục này sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển hài hòa giữa con người, tự nhiên và xã hội.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là một quá trình lâu dài. Quá trình này bắt đầu từ việc giúp trẻ hình thành năng lực cảm nhận và nhận thức đúng đắn về nét đẹp của nghệ thuật, của thiên nhiên và đời sống. Đồng thời, giáo dục thẩm mỹ cũng hướng trẻ đến lòng yêu cái đẹp, sự tích cực ủng hộ cái đẹp và giúp trẻ phát triển những kỹ năng thích hợp để tạo ra vẻ đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non có nhiều ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ:
Hội họa là một trong những hình thức nghệ thuật phản ánh rõ nhất thế giới quan của trẻ và cách trẻ suy nghĩ, tưởng tượng về những gì bản thân nhìn thấy. Cha mẹ và thầy cô có thể bắt đầu bằng việc cho trẻ vẽ theo mẫu từ những bức tranh sẵn có để giúp trẻ hình thành hứng thú vẽ tranh. Hoạt động vẽ theo mẫu sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, đối chiếu và so sánh. Bên cạnh đó, cha mẹ và thầy cô hãy khuyến khích vẽ theo đề tài về những chủ đề gần gũi như gia đình, bạn bè, thầy cô bao gồm ngôi nhà thân yêu, những món đồ chơi yêu thích, người bạn thân nhất của trẻ… Hình thức vẽ tự do cũng giúp trẻ tự nhận thức về cái đẹp theo góc nhìn riêng và thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình.
Đồng thời trong các hoạt động này, cha mẹ và thầy cô cũng hãy kết hợp dạy trẻ một số kỹ năng vẽ tranh cơ bản, đơn giản về xác định bố cục và tỷ lệ, cách lựa chọn màu sắc phù hợp cho từng đối tượng khác nhau, cách phối hợp màu sắc hài hòa… Ví dụ như khi trẻ tô lá cây màu xanh dương, cha mẹ có thể dạy cho trẻ rằng lá cây có màu xanh lá cây bằng cách cho trẻ xem các hình ảnh có những màu sắc lá cây phổ biến hoặc đưa trẻ ra sân nhà quan sát.
Các hoạt động tạo hình như cắn dán, nặn đất sét với những sản phẩm tạo thành đa dạng về đường nét, màu sắc, dáng vẻ thu hút sẽ tác động trực tiếp đến thị giác cũng như xúc giác của trẻ. Cha mẹ và thầy cô có thể cho trẻ tham gia các hoạt động xé dán hoặc cắt dán theo mẫu, ghép tranh handmade từ nhiều chất liệu khác nhau, nặn đất sét theo đề tài hoặc sở thích của bản thân. Thông qua những hoạt động này, trẻ sẽ hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật, cụ thể là vẻ đẹp của những sản phẩm mình tạo ra đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, tạo hình và sáng tạo.
Đây là loại hình nghệ thuật có tác động mạnh mẽ đến tư duy của bé và được ứng dụng nhiều trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. Phụ huynh, thầy cô có thể đọc hoặc kể cho bé những câu chuyện cổ tích, các tác phẩm văn để phát huy trí tưởng tượng và khơi gợi cho trẻ những khái niệm về cái đẹp và cái thiện trong cuộc sống. Chẳng hạn như truyện “Ba lưỡi rìu” dạy trẻ về tính trung thực, truyện “Sự tích con cua” dạy trẻ về lòng nhân hậu, truyện “Câu chuyện bó đũa” dạy trẻ về tinh thần đoàn kết… Những bài thơ có vần điệu cũng làm nảy sinh trong trẻ những cảm xúc tốt đẹp và tinh yêu đối với văn học cũng như nghệ thuật.
Bên cạnh đó, cha mẹ và thầy cô có thể kết hợp thêm các hoạt động đóng kịch để trẻ thể hiện khả năng lựa chọn trang phục và diễn xuất của minh; hoặc các hoạt động vẽ tranh và tạo hình nhân vật trong câu chuyện giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bản thân.
Âm nhạc là những phương diện thể hiện nét tinh tế nhất của cảm xúc. Chính những giai điệu, tiết tấu của âm nhạc sẽ đưa trẻ tiến vào thế giới của cái đẹp một cách êm ái, nhẹ nhàng và tự nhiên. Những bài hát ngắn, có giai điệu đẹp hoặc âm thanh từ những loại nhạc cụ sẽ thức tỉnh trong tâm hồn trẻ những xúc cảm chân thực.
Cha mẹ và thầy cô có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tạo hình, hình tượng hóa cảm xúc thông qua các hoạt động này. Khi cho trẻ nghe một đoạn nhạc, sau đó cho trẻ vẽ lại các tranh hoặc nặn hình bất cứ điều gì liên quan đến cảm xúc mà đoạn nhạc này mang lại. Ví dụ như khi nghe các bản nhạc đồng quê, trẻ nghĩ về những cánh đồng bao la bất tận, trẻ có thể vẽ các bức tranh về đề tài này. Ngoài ra, cha mẹ và thầy cô có thể kết hợp thêm việc dạy trẻ về một số loại nhạc cụ cơ bản, giúp trẻ học thêm được nhiều kiến thức bổ ích.
Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là một trong những trường quốc tế uy tín, chất lượng tại TP.HCM, Việt Nam dành cho học sinh bậc mầm non và tiểu học từ 18 tháng đến 11 tuổi. Trường Quốc Tế ISSP không chỉ là thành viên của tập đoàn giáo dục Cognita (Anh Quốc) mà còn là trường mầm non và tiểu học quốc tế duy nhất tại TP.HCM được chứng nhận toàn diện bởi Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC). Trong năm 2021, trường ISSP cũng đã trở thành trường ứng viên dạy chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học – IB PYP được toàn thế giới công nhận.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl luôn lấy trẻ làm trung tâm của việc giáo dục và hướng tới việc tạo ra một môi trường học tập giúp khai phá được những tiềm năng của trẻ. Đó là lý do ISSP áp dụng triết lý Reggio Emilia vào chương trình học đối với bậc mầm non giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng các nhau, kể cả các kỹ năng về nghệ thuật. Trường ISSP còn thường xuyên tổ chức hoạt động nghệ thuật ngoại khóa đa dạng và phù hợp với từng nhóm tuổi như hội họa, lớp âm nhạc chuyên sâu, múa ba lê… giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và phát huy năng khiếu của mình.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) luôn chào đón quý phụ huynh cùng học sinh đến tham quan thực tế tại trường. Để biết rõ hơn về các hoạt động giáo dục thẩm mỹ tại Trường Quốc Tế ISSP, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP theo số điện thoại hoặc email sau:
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là một quá trình lâu dài và cần kết hợp nhiều hoạt động khác nhau. Do đó, cha mẹ và thầy cô hãy bắt đầu dạy trẻ ngay từ hôm nay. Việc này giúp cho trẻ được tự do khám phá bản thân, phát triển khái niệm thẩm mỹ các kỹ năng nghệ thuật một cách toàn diện.
Nguồn: issp.edu.vn