Hóa học là bộ môn mà các em được học khi bước vào lớp 8 và sẽ đồng hành trong suốt những năm học còn lại. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất,… và sự phản ứng của các chất với nhau. Vậy, phản ứng hóa học là gì? Marathon Education sẽ cùng các em tìm hiểu về phản ứng hóa học và tổng hợp các loại phản ứng hóa học thường gặp qua bài viết sau.
Phản ứng hóa học là sự biến đổi từ chất này sang chất khác. Cụ thế, từ một chất ban đầu nếu các em kết hợp với chất khác thì các chất này có thể sẽ xảy ra phản ứng và bị biến đổi. Trong bất kỳ một phản ứng hóa học nào, luôn có sự xuất hiện của 2 thành phần là chất tham gia và chất sản phẩm. Chất tham gia chính là chất ban đầu, chất bị biến đổi khi tham gia phản ứng. Chất sinh ra sau đó là chất sản phẩm.
Phản ứng hóa học được trình bày như sau:
Tên các chất tham gia phản ứng → Tên chất sản phẩm
Các em lưu ý, tên chất tham gia và chất sản phẩm cần được viết ở dạng công thức hóa học và có hệ số tương ứng với mỗi chất.
Nếu các chất tham gia xảy ra phản ứng hoàn toàn thì các chất tham gia sẽ chuyển hết thành chất sản phẩm và không xảy ra phản ứng ngược lại. Lúc này, các em sử dụng mũi tên một chiều để viết phản ứng.
Tuy nhiên, nếu các chất tham gia không chuyển hết thành sản phẩm thì đây là phản ứng thuận nghịch. Khi viết phản ứng, các em sử dụng mũi tên 2 chiều.
Để biết được diễn biến của phản ứng hóa học các em hãy theo dõi một ví dụ cụ thể đó là sự tạo thành phân tử nước từ 2 thành phần là Oxi và Hidro.
Trước khi xảy ra phản ứng, 2 nguyên tử Oxi liên kết với nhau và 2 nguyên tử Hidro liên kết với nhau. Sau phản ứng, 1 nguyên tử Oxi sẽ liên kết với 2 nguyên tử Hidro. Như vậy, trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử Oxi và 2 nguyên tử Hidro bị đứt gãy.
2H_2 + O_2 \xrightarrow{t^\circ} 2H_2O
Tóm lại, trong một phản ứng hóa học bất kỳ, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Một số phản ứng hóa học có thể xảy ra tức thời mà không cần phải cung cấp năng lượng ban đầu cho chúng. Tuy nhiên, nhiều phản ứng chỉ xảy ra khi được cung cấp năng lượng ở các dạng khác nhau như ánh sáng, nhiệt độ,…
Ngoài ra, một vài phản ứng hóa học khác cần chất xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn. Sau phản ứng, chất xúc tác sẽ không bị biến đổi.
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học của hai hay nhiều chất và chỉ tạo thành một chất sản phẩm. Ví dụ:
\begin{aligned} &4P + 5O_2 \xrightarrow{t^\circ} 2P_2O_5\\ &3Fe + 2O2 \xrightarrow{t^\circ} Fe3O4\\ &Na_2O + H_2O → 2NaOH\\ &CaO + H_2O → Ca(OH)_2\\ &SO_3 + H_2O → H_2SO_4\\ &2Fe + 3Cl_2 \xrightarrow{t^\circ} 2FeCl_3\\ &N_2O_5 + 3H_2O → 2HNO_3 \end{aligned}
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học của một chất ban đầu bị phân hủy thành hai hay nhiều chất khác nhau. Ví dụ:
\begin{aligned} &2KMnO_4 \xrightarrow{t^\circ} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2\\ &2KClO_3 \xrightarrow{500^\circ\ C} 2KCl + 3O_2\\ &CaCO_3 \xrightarrow{900^\circ\ C} CaO + CO_2\\ &2Fe(OH)_3 \xrightarrow{t^\circ} Fe_2O_3 + H_2O \end{aligned}
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học mà các chất tham gia có xảy ra sự oxi hóa và sự khử. Nói cách khác, phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự dịch chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. Chất khử là chất nhường electron và chất oxi hóa là chất nhận electron.
Ví dụ:
\overset{0}{Zn} + 2\overset{+2}{Fe}SO_4 → \overset{+2}{Zn}SO_4 + \overset{0}{Fe}
Phản ứng thế là phản ứng giữa các đơn chất và hợp chất. Trong đó, nguyên tử của đơn chất sẽ thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. Ví dụ:
\begin{aligned} &Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2\\ &Fe + CuCl_2 → FeCl_2 + Cu\\ &Fe + H_2SO_4 → FeSO_4 + H_2\\ &Mg + H_2SO_4 → MgSO_4 + H_2\\ &2Al + 6HCl → 2AlCl_3 + 3H_2 \end{aligned}
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học có đi kèm hiện tượng giải phóng năng lượng ở dạng nhiệt. Chẳng hạn như phản ứng đốt cháy xăng dầu tạo năng lượng để máy móc, phương tiện giao thông vận hành…
Có thể nói, Hóa học là một bộ môn khó với nhiều em học sinh. Tuy nhiên, nếu các em thực sự đam mê, thích nghiên cứu những phản ứng hóa học và học hành nghiêm túc thì các em có thể chinh phục môn học này thành công. Các em có thể đăng ký ngay khóa học Hóa 10 – 11 – 12 tại Marathon Education để củng cố các kiến thức Hóa học của mình sau những giờ học trên trường lớp.
Marathon Education là nền tảng lớp học livestream trực tuyến uy tín, chất lượng dành cho học sinh cấp 3. Chương trình giảng dạy tại Marathon bám sát chương trình của Bộ Giáo dục ở cả 3 môn Toán – Lý – Hóa. Nhờ đó, các em có thể nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao, cải thiện năng lực học tập toàn diện.
Tại Marathon, các lớp học đều do các giáo viên thuộc TOP 1% giáo viên dạy giỏi toàn quốc đứng lớp. Đội ngũ giáo viên được tuyển chọn kỹ lưỡng với trình độ Thạc sĩ trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy hơn 10 năm cùng nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động giáo dục.
Học online tại Marathon, các em sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn khác với các nền tảng học online khác. Đặc biệt, trong quá trình học, các em có thể tương tác trực tiếp với giáo viên như khi học offline. Đội ngũ Cố vấn học tập cũng sẽ luôn sát cánh cùng các em, sẵn sàng hỗ trợ giải đáp kịp thời mọi thắc mắc.
Lớp học trực tuyến tại đây luôn được đảm bảo chất lượng tốt với đường truyền ổn định, không giật/lag, hình ảnh và âm thanh chất lượng cao. Ngoài ra, khi đăng ký học, các em sẽ nhận được sổ tay học tập Toán – Lý – Hóa được biên soạn kỹ lưỡng, hệ thống hóa các kiến thức trọng tâm một cách đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu.
Hiện, Marathon Education đang có chương trình ưu đãi lên đến 39% học phí giảm từ 699K chỉ còn 399K. Vậy nên, các em hãy nhanh tay đăng ký học online livestream Toán – Lý – Hóa 10 – 11 – 12 ngay nhé!
Team Marathon vừa tổng hợp và chia sẻ cho các em những kiến thức về phản ứng hóa học. Những thông tin cơ bản này chính là nền tảng để giúp các em học tốt môn Hóa hơn đấy. Vì thế, các em hãy ghi chú lại để làm tư liệu cần thiết cho việc học, giải bài tập Hóa học sau này. Các em cũng đừng quên theo dõi Marathon để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các em có một ngày học tập hiệu quả!