Trang chủ » Kỹ năng » [2023] QA là gì? QC là gì? Nhiệm vụ, phân biệt giữa QA và QC
[2023] QA là gì? QC là gì? Nhiệm vụ, phân biệt giữa QA và QC
Lê Kiên - 01/01/2023
Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy những thuật ngữ QA hoặc QC. Đây chính là một trong những thuật ngữ phổ biến của hệ thống quản trị chất lượng. Tuy nhiên khái niệm này còn khá mới và đa phần mọi người chưa tìm hiểu quá sâu về vấn đề này. QA là gì?QC là gì? Nhiệm vụ và điểm khác biệt của QA và QC như thế nào? Cùng ToShool phân tích và tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Vậy QA là gì? QA được viết tắt từ Quality Assurance. QA đảm bảo chất lượng trong Software Testing thông qua quy trình giữa các bộ phận có cùng lĩnh vực liên quan để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Việc đảm bảo chất lượng này sẽ tập trung cho quá trình thuộc về phát triển chương trình, phần mềm.
Đảm bảo chất lượng sẽ được thực hiện trong toàn bộ hoạt động từ đầu ra quy trình sản xuất sản phẩm cho đến khâu thành phẩm. Mục đích là để nâng cao năng suất, hiệu quả công việc đồng thời lại lợi nhuận, tiết kiệm nhiều chi phí cho công ty. Đây là một công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải làm nhất là trong Công Nghệ phần mềm. Chẳng hạn như khâu kiểm tra sẽ phải dùng code và đảm bảo các giải thuật sao cho dễ hiểu, rõ ràng. Sau đó cân nhắc kỹ yêu cầu hợp đồng của khách hàng và thấu hiểu ý lẫn nhau. Hãy chắc chắn là tài liệu, sản phẩm mẫu phải kiểm tra lại trước khi quyết định giao cho khách hàng.
Nhân viên QA là người thực hiện các công việc quản lý chất lượng. Thực hiện giám sát, kiểm tra, ghi chép kết quả đảm bảo chất lượng trong chu trình sản xuất. Tiến hành so sánh kết quả ban đầu với kết quả thực tế để đưa ra giải pháp cần thiết. Là một phần không thể thiếu trong các ngành IT, may mặc, xây dựng,… Nhờ vậy, nhân viên QA là người duy trì dây chuyền sản xuất. Đồng thời cũng đảm bảo tin cậy, chất lượng của hàng hóa.
Trong công nghệ phần mềm cụ thể là IT, nhân viên QA sẽ đảm nhận công việc trong quá trình diễn ra và kiểm soát toàn bộ dự án. Họ sẽ thực hiện phân tích số liệu, lắng nghe phản hồi khách hàng đồng thời kiểm duyệt trên hệ thống kiểm tra phần mềm trước khi giao cho khách. Cam kết chất lượng sản phẩm dự án theo đúng như cam kết ban đầu.
Chu trình QA là gì được thực hiện theo như sơ đồ dưới đây:
Chu trình QA là gì để thực hiện đảm bảo chất lượng?
Các bước trên được lặp đi lặp lại để đảm bảo rằng các quy trình tuân theo trong tổ chức. Chi tiết trong quy trình QA được đánh giá, cải tiến trên cơ sở định kỳ theo các bước sau:
Kế hoạch – Tổ chức nên lập kế hoạch và thiết lập các mục tiêu liên quan đến quy trình. Xác định những quy trình được yêu cầu để cung cấp sản phẩm cuối chất lượng cao.
Thực hiện – Phát triển và kiểm nghiệm phần mềm thực tế trên hệ thống. Kể cả những thay đổi “thực hiện” trong các quy trình.
Kiểm tra – Giám sát, sửa đổi các chu trình kiểm thử. Đồng thời xem xét có đáp ứng các mục tiêu đã xác định ban đầu hay không.
Hành động – Người kiểm tra đảm bảo chất lượng nên thực hiện các hành động cần thiết. Nhằm đạt được những cải tiến trong quy trình kiểm thử phần mềm.
Một tổ chức phải sử dụng QA để sản phẩm được thiết kế, triển khai theo đúng quy trình. Điều này giúp giảm thiểu các vấn đề, sai sót trong sản phẩm cuối cùng.
Các kỹ năng cần có của nhân viên phòng QA là gì? Dưới đây là một vài yêu cầu cần thiết cho nhân viên QA nhé:
Kiến thức về hệ thống phần mềm: Công việc nhân viên QA thường rất rộng nên phải hiểu sâu về hệ thống phần mềm. Đây là một điểm cộng nếu muốn trở thành nhân viên QA trong ngành IT.
Kỹ năng phân tích logic: Xử lý kịp thời các lỗi và không làm gián đoạn bất cứ chu trình sản xuất nào.
Kỹ năng phân tích số liệu: Xem xét, đối chiếu các kế hoạch, thông số dự kiến đã đúng theo tiêu chuẩn thực tế hay không. Đảm bảo theo đúng bản thiết kế sản phẩm.
Kỹ năng giao tiếp tốt giữa các bộ phận: Để có thông tin, dự án và ứng dụng sản phẩm xây dựng hệ thống quy trình. Bên cạnh đó có thể lắng nghe ý kiến và đáp ứng theo kỳ vọng của khách hàng.
Có kiến thức về các chứng chỉ trong phần mềm: Tiêu biểu như tiêu chuẩn ISO, CMMI,… Để có thể xây dựng các quy trình chuẩn nhất cho các dự án của team.
Kỹ năng quản lý thời gian: Vì phải sắp xếp thời gian để kiếm tra toàn bộ và không bỏ sót công đoạn nào. Nếu không sẽ dễ bị ảnh hưởng tới tiến độ dự án đồng thời tạo áp lực lên bản thân.
QC được là từ viết tắt của Quality Control – kiểm soát chất lượng. Đó là một quá trình kỹ thuật trong phần mềm để kiểm soát đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Quan trọng nhất là khâu kiểm nghiệm chất lượng của thành phẩm.
QC cũng đánh giá mọi người dựa trên bộ kỹ năng mềm ở mức chất lượng của họ. Mục đích để xem xét sản phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng không. Nếu nhận thấy vấn đề hoặc sự cố thì phải khắc phục ngay lập tức. Ngoài ra Quality Control cũng cung cấp khóa học và chứng chỉ. Đánh giá này là cần thiết cho tổ chức đặc biệt là trong lĩnh vực của IT nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Nhân viên QC là bộ phận không thể thiếu trong chu trình quản lý chất lượng. Họ sẽ tham gia vào các công đoạn tiến hành kiểm tra, kiểm soát và đánh giá thành phẩm. Các khâu này sẽ thực hiện trước khi đóng gói và phân phối rộng rãi trên thị trường. Công cuộc kiểm tra thường tiến hành xen kẽ với quá trình sản xuất. Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đầu ra sản phẩm tốt nhất.
Trong lĩnh vực IT, nhân viên QC là người sẽ thiết kế, kiểm tra thử nghiệm phần mềm theo khách hàng. Tiến hành quy trình kiểm soát chất lượng dựa trên thử nghiệm và kế hoạch. Quản lý tài liệu, báo cáo hoạt động test đồng thời tìm và xử lý lỗi phần mềm. Tất cả đều được kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo một quy trình cho đến thành phẩm cuối cùng.
Vậy kỹ năng cần thiết của một nhân viên QC là gì? Một số chia sẻ sau đây sẽ rất giúp ích cho bạn:
Kỹ năng hiểu biết về code: Là kỹ năng mà trong công nghệ phần mềm nhân viên QC nào cũng nhất định phải có. Kỹ năng này có thể đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng về mọi thông tin của sản phẩm.
Kỹ năng giám sát: Nhân viên QC là người trực tiếp kiểm soát chất lượng nên cần có kỹ năng giám sát. Nhằm phát hiện các Bug kỹ thuật trong phần mềm hay hệ thống và kịp thời xử lý. Giám sát từng công đoạn, hoàn thiện trên hệ thống thử nghiệm để có được thành phẩm hoàn hảo nhất.
Kỹ năng giao tiếp với các bên liên quan: Giúp phối hợp với team và các bộ phận khác khi tiến hành dự án. QC thường hợp tác và phản hồi với Developer, Project Manager.
Kỹ năng tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc: Nhân viên QC phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận vì tính chất công việc cần sự chính xác cao. Phải chú ý, xem xét mọi khía cạnh sản phẩm xem có vấn đề hay không.
Các nguồn tài liệu tham khảo cho nhân viên QC:
SoftwareQATest: Kiến thức cơ bản và nâng cao nghề Testing.
QA và QC tuy là hai lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau nhưng lại có mối quan hệ, vai trò tương tự nhau. Cả hai đều thuộc hệ thống quản lý chất lượng. Đều chung mục đích hướng đến việc tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất. Nhằm đáp ứng mọi mong muốn theo kỳ vọng ban đầu của khách hàng.
Điểm khác biệt giữa QA và QC
QC xem xét sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra kết quả đảm bảo chất lượng trong kỹ thuật phần mềm bằng cách kiểm tra các quy trình. QA trong Công nghệ phần mềm là kiểm tra các quy trình và thực hiện các thay đổi để hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Dưới đây là một số điểm khác nhau để phân biệt QA và QC:
QA (Quality Assurance) trong IT
QC (Quality Control) trong IT
Đảm bảo chất lượng phần mềm là về quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng
Kiểm tra các vấn đề của sản phẩm trước khi đi vào hoạt động
Bao gồm các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn. Nhất là khi phần mềm đã được xác minh đã quyết định phát triển và theo yêu cầu dự kiến
Bao gồm các hoạt động liên quan đến xác minh phần mềm. Ở đây phần mềm đã được yêu cầu và phát triển thành văn bản (một số trường hợp)
Tập trung quá trình và thủ tục hơn là thử nghiệm trên hệ thống
Tập trung kiểm tra phần mềm thực tế để tìm ra sai sót, lỗi khi thực hiện theo quy trình
Hoạt động theo kỹ thuật phòng ngừa
Hoạt động theo kỹ thuật khắc phục
Biện pháp chủ động
Biện pháp phản ứng
Phạm vi của QA được áp dụng cho toàn bộ quá trình các sản phẩm sẽ được tạo ra
Phạm vi của QC áp dụng cho một sản phẩm cụ thể đang được kiểm tra
Vậy ToSchool đã trả lời câu hỏi QA là gì và cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích. QA – Quality Assurance sẽ giúp kiểm tra sản phẩm có phù hợp cho việc sử dụng tốt nhất. Do đó, doanh nghiệp nên tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó hãy đảm bảo chất lượng cho sản phẩm tổ chức đang cung cấp cho khách hàng. Nhất là chú trọng quá trình trong và sau khi thử nghiệm phần mềm khi đảm nhận vị trí trong lĩnh vực IT.