5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non cha mẹ nên biết

Lê Kiên - 09/06/2022

Giai đoạn mầm non là thời điểm lý tưởng để trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng lẫn tính cách. Các kiến thức được học ở giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành nên các thói quen tốt và là nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này. Vậy, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến các nội dung giáo dục trẻ mầm non theo các lĩnh vực phát triển nào? Cùng trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) tham khảo ngay 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non ở bài viết dưới đây nhé.

1. Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Phát triển thể chất được coi là lĩnh vực quan trọng nhất trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non mà các bậc cha mẹ cần chú trọng. Việc nâng cao thể trạng sẽ giúp bé cao lớn, khỏe mạnh; cơ thể thêm cứng cáp, dẻo dai. Để phát triển thể chất cho trẻ, phụ huynh có thể thực hiện một số phương pháp sau đây:

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể bổ sung thêm một số loại vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng thêm sức đề kháng cho con.
  • Dành thời gian đưa con đến các trung tâm vui chơi hoặc công viên để con được chạy nhảy, leo trèo,… Phương pháp này vừa giúp cơ thể trẻ thêm cứng cáp vừa tạo cơ hội cho con làm quen với nhiều bạn mới.
  • Mua tặng con một chiếc xe đạp trẻ em, giày patin trẻ em, ván trượt trẻ em, xe scooter… để tạo hứng thú cho con trong việc vận động.
  • Cho con tham gia các khóa tập bơi phù hợp với lứa tuổi. Hoặc có thể sắm cho trẻ một hồ bơi mini bằng phao tại nhà.
Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non

2. Lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ bắt đầu có những nhận thức về mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Do đó, các phụ huynh cần chú trọng và đưa ra các hướng dẫn cụ thể để trẻ dần thích nghi và có nhận thức sâu sắc hơn. Các bậc cha mẹ có bắt đầu bằng cách giúp trẻ phát triển nhận thức qua các khía cạnh sau:

  • Hướng dẫn trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể, các đồ vật trong nhà, các loại rau quả,…
  • Giúp trẻ nhận biết các con số, chữ cái. 
  • Dạy trẻ về các hiện tượng thời tiết.
  • Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các loài động vật.
Lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

http://rebrand.ly/ns310syhttps://lnkd.in/dWadtKnghttps://linkhay.com/link/item/click/id/5405265
http://rebrand.ly/sec9yvkhttps://lnkd.in/dNydbYwWhttps://linkhay.com/link/item/click/id/5405272
http://rebrand.ly/cn82kyghttps://lnkd.in/dHdVAxVAhttps://linkhay.com/link/item/click/id/5405280
http://rebrand.ly/jw5f4achttps://lnkd.in/dJ8ExteJhttps://linkhay.com/link/item/click/id/5405290
http://rebrand.ly/lhbt4w0https://lnkd.in/dPfFr4UXhttps://linkhay.com/link/item/click/id/5405294
http://rebrand.ly/lhbt4w0https://lnkd.in/di8mKFDxhttps://linkhay.com/link/item/click/id/5405303
http://rebrand.ly/kw3dep3https://lnkd.in/dGRADvCV
http://rebrand.ly/1n5kkofhttps://lnkd.in/deDqBQsW
http://rebrand.ly/glqielhhttps://lnkd.in/duuaKHzq
http://rebrand.ly/f6kvvdxhttps://lnkd.in/dvcbehCA
http://rebrand.ly/2o197dehttps://lnkd.in/d4i-jU3Q

3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Ngoài việc phát triển vận động và nhận thức thì phát triển ngôn ngữ cũng là khía cạnh mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non. Trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt sẽ tăng khả năng hiểu biết, truyền đạt thông tin, giúp trẻ thêm tự tin khi giao tiếp. Mục tiêu của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non đó là:

  • Tăng sự tự tin cho trẻ khi giao tiếp với người đối diện hoặc khi nói trước đám đông.
  • Trẻ có thể nói chuyện với người khác khi không có bố mẹ ở bên.
  • Giúp trẻ nhận biết được sắc thái người đối diện khi giao tiếp.
  • Trẻ biết cách bày tỏ cảm xúc qua lời nói.

Và để trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ mầm non, các bậc cha mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ với các hoạt động sau:

  • Mua sách có nhiều hình ảnh, truyện tranh cho trẻ đọc hoặc đọc cho trẻ nghe.
  • Cho trẻ tham gia các buổi ngoại khóa liên quan đến ngôn ngữ như các lớp văn nghệ, kịch nói… hoặc các buổi cắm trại giúp trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh.
  • Dạy trẻ tập vẽ, ca hát, nhảy múa…
  • Cho trẻ xem các bộ phim hoạt hình phù hợp với lứa tuổi.
Lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

4. Lĩnh vực phát triển tình cảm cho trẻ mầm non

Phát triển tình cảm cho trẻ mầm non sẽ giúp con có những nhận thức sâu sắc về gia đình và các mối quan hệ trong xã hội. Đây là khía cạnh không thể thiếu trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non. Lĩnh vực này hướng đến một số mục tiêu sau:

  • Tạo điều kiện cho trẻ thiết lập các mối quan hệ với người thân, gia đình và bạn bè.
  • Giúp trẻ có thể bộc lộ các cảm xúc của bản thân.
  • Rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ.
  • Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc cư xử đúng mực với mọi người và có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Để giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm, các bậc cha mẹ có thể thực hiện những phương pháp sau:

  • Thường xuyên tiếp xúc gần gũi, trò chuyện với các bé hoặc khuyến khích bé trò chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh. Việc này sẽ giúp các bé có thêm niềm tin và sự gắn bó tình cảm gia đình, với thầy cô và bạn bè.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện giúp trẻ hiểu được giá trị của lao động và hình thành ý thức giúp đỡ người khác, tạo sự gắn kết với những người xung quanh.
Lĩnh vực phát triển tình cảm cho trẻ mầm non

Lĩnh vực phát triển tình cảm cho trẻ mầm non

5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Lĩnh vực cuối cùng trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non đóng một vai trò cũng quan trọng không kém đó chính là phát triển thẩm mỹ. Việc phát triển tư duy về mặt thẩm mỹ sẽ giúp cho trẻ nhận biết được những điều hay, những điều tốt đẹp diễn ra trong cuộc sống xung quanh chúng. Các mục tiêu mà lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non hướng đến bao gồm:

  • Giúp trẻ cảm nhận, lĩnh hội được vẻ đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật, thể hiện được cảm xúc trước những cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống xung quanh.
  • Mang lại niềm cảm hứng cho trẻ trong các hoạt động liên quan đến nghệ thuật (đàn, hát, múa, vẽ,…).Từ đó, đánh thức được đam mê và tiềm năng nghệ thuật ở trẻ, để phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình theo đuổi và phát triển.
  • Phát triển khả năng phán đoán, có những đánh giá sâu sắc về nghệ thuật và thẩm mỹ.
  • Thể hiện được khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú khi tham gia vào các hoạt động liên quan đến nghệ thuật.

Để giúp trẻ mầm non phát triển về mặt thẩm mỹ, phụ huynh có thể áp dụng những cách sau:

  • Cho bé tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật hơn như vẽ tranh, kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch, múa hát, chơi các loại nhạc cụ…
  • Dạy trẻ quan sát và cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường thiên nhiên, vì bản thân môi trường thiên đã có sẵn những vẻ đẹp và vô vàn điều mới lạ. Đó sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời giúp trẻ phát triển thẩm mỹ.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Nguồn: https://thetips.vn/phat-trien-o-tre-mam-non/

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM