KOL là gì? Làm thế nào để trở thành một KOL chuyên nghiệp

Lê Kiên - 18/11/2022

Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng hình ảnh thương hiệu. Trong đó sự xuất hiện của KOL như làn gió mới làm cho những chiến dịch quảng cáo thay đổi tích cực và mới mẻ hơn. Thay vì sử dụng phương thức Marketing truyền thống như bảng quảng cáo hay banner truyền thống, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với các KOL và các công cụ truyền thông số. Vậy KOL là gì? Cách trở thành một KOL chuyên nghiệp? Cùng ToSchool tìm hiểu nhé!

Tuyển Dụng Việc Làm Ngân Hàng

>>> Xem thêm:

QC là gì? QC là làm gì?

Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm gồm những gì?

8 loại hình training hiệu quả nhất hiện nay

KOL là gì?

KOL là viết tắt của từ gì? KOL là viết tắt của từ Key Opinion Leader, dịch sang nghĩa tiếng Việt là “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay “người có sức ảnh hưởng”. Họ là người có kiến thức chuyên môn, am hiểu về một số lĩnh vực nhất định và được rất nhiều người theo dõi trên các kênh truyền thông, mạng xã hội. KOLs có thể là diễn viên, ca sĩ, MC, đầu bếp,…

KOL là gì?
KOL là gì? (Nguồn Internet)

Các doanh nghiệp thường hợp tác với KOL trong các dự án, chiến dịch quảng cáo nhằm gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tạo sự tin tưởng về sản phẩm, dịch vụ từ phía khách hàng. 

Các nhóm KOL hiện nay

Nhóm Celebrity

Celebrity thường được gọi tắt là Celeb. Nhóm này bao gồm những người nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ, yêu thích và thu hút rất nhiều sự chú ý của truyền thông như ca sĩ, diễn viên, các nghệ sĩ trong showbiz,… Tùy thuộc vào lĩnh vực các KOL đang hoạt động, các nhãn hàng sẽ lựa chọn những KOL phù hợp với sản phẩm của họ. Tuy nhiên, mức phí phải trả cho mỗi lần hợp tác với một Celeb sẽ tỷ lệ thuận với độ nổi tiếng của họ.

Influencer

Influencer được coi là một nghề “hái ra tiền” cho các bạn trẻ, bởi bất kỳ ai, bất cứ ngành nghề nào cũng có thể thành một Influencer. Những KOL thuộc nhóm này sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích lên mạng xã hội về một lĩnh vực nào đó như ẩm thực, du lịch, âm nhạc, giáo dục,… Những chia sẻ của họ sẽ xuất phát từ góc nhìn cá nhân, từ những trải nghiệm, kinh nghiệm sống đa dạng,

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Influencer
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Influencer (Nguồn Internet)

Dựa vào lượng theo dõi, Influencer được chia thành 5 loại chính:

  • Nano Influencer: Nhóm này có từ 3K – 10K lượt theo dõi, chủ yếu là người thân, bạn bè của họ. Họ hoạt động rất năng nổ trên mạng xã hội và có xu hướng chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống lên mạng xã hội.
  • Micro Influencer: Lượng theo dõi của nhóm này khoảng 10K – 50K người. Không phải là những bài viết ngẫu nhiên như nhóm Nano, nội dung của họ sẽ được đầu tư chỉnh chu và khai thác đến những mục đích cụ thể.
  • Power Middle Influencer: Họ sở hữu 50K – 100K người theo dõi. Đây được xem là nhóm Influencer chuyên nghiệp nhất. Những KOL trong nhóm này đã tập trung khai thác, phát triển sâu một hướng đi cụ thể. Có nhiều nhãn hàng lựa chọn nhóm Power Middle để hợp tác bởi khi đó có thể tiếp cận được lượng fan lớn của họ – cũng chính là khách hàng mục tiêu của nhãn hàng thay vì chọn những KOL nổi tiếng với những nhóm fan dàn trải. 
  • Macro Influencer: Số lượng người theo dõi nhóm này lên tới 100K – 500K. Họ là những “chuyên gia” nổi bật trong một lĩnh vực nào đó và có khả năng tạo ra những xu hướng mới, định hướng suy nghĩ và hành vi của fan.
  • Mega Influencer: Nhóm này thường là những nghệ sĩ nổi tiếng, CEO, nhà hoạt động xã hội,… với trên 500K lượt theo dõi. Mega Influencer sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo để tăng độ phủ sóng, nâng tầm giá trị thương hiệu và đặc biệt là định hướng hành vi người tiêu dùng.

Tuyển Dụng Marketing 

Mass Seeder

Không có sức ảnh hưởng rộng lớn như Celeb và Influencer, Mass Seeder chỉ ảnh hưởng đến một cộng đồng nhỏ hơn. Họ sẽ chia sẻ lại các nội dung của Celeb và Influencer bằng lối tiếp cận gần gũi, thân thiện, từ đó tạo được thiện cảm và sự tin tưởng của mọi người.

8 Cách trở thành KOL chuyên nghiệp

  • Xác định điểm mạnh của bản thân: Khi bạn xác định sẽ theo một công việc nào đó lâu dài thì trước tiên cần hiểu được thế mạnh của bản thân mình. Ví dụ bạn am hiểu về thời trang, thích chia sẻ cho mọi người những Tips liên quan đến lựa chọn, phối quần áo thì hãy làm KOL cho các nhãn hàng thời trang. Do vậy, khi có sở thích, đam mê cùng với những kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó thì hãy lựa chọn và tập trung phát triển theo hướng đó.
  • Xác định nhóm khách hàng hướng đến: Bạn cần xác định nội dung về lĩnh vực mình sẽ chia sẻ phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nào, độ tuổi bao nhiêu, sống tập trung ở tỉnh thành nào, mức thu nhập ra sao,… Khi hiểu rõ được chân dung khách hàng mục tiêu thì bạn sẽ dễ dàng xây dựng được những chiến lược tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.
  • Xây dựng content chất lượng: Muốn thu hút được nhiều người thì nội dung truyền tải cần có sự sáng tạo, chi tiết, đầy đủ và tránh lan man, đặc biệt là phải phù hợp với đối tượng bạn nhắm đến. Những video, bài viết hay, những Podcast sau khi được đăng tải lên mạng xã hội phải đảm bảo mang lại được lợi ích cho khán giả.
  • Tiếp thu các ý kiến đóng góp từ mọi người: Còn gì tuyệt vời hơn khi những việc mình làm đều được mọi người ghi nhận và khen ngợi. Hãy lấy những lời khen đó làm động lực để bạn không ngừng cải thiện và phát triển, lan tỏa những kiến thức, những điều tốt đẹp tới cộng đồng.
  • Chấp nhận những ý kiến tiêu cực: Khi trở nên nổi tiếng, việc vấp phải nhiều ý kiến trái chiều là không thể tránh khỏi. Hãy bình tĩnh đọc và chọn lọc thật kỹ xem ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là cố ý chê bai, để từ đó khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện bản thân, nhận được sự đón nhận của mọi người.
  • Không ngừng sáng tạo những nội dung mới: Khán giả luôn có xu hướng quan tâm, thích thú đến những điều mới mẻ, sáng tạo. Do vậy, dù bạn đang phát triển cho một lĩnh vực thì vẫn cần nghiên cứu, sáng tạo ra những nội dung khác lạ để thu hút độc giả đọc bài của bạn thay vì hàng trăm bài viết của những người khác.
  • Luôn luôn học hỏi, nâng cao chuyên môn: Để trở thành một KOL, bạn phải thật giỏi trong lĩnh vực nào đó thì mới có thể nhận được sự tin tưởng từ phía mọi người. Chính vì vậy, bạn hãy không ngừng trau dồi kiến thức, làm mới bản thân để đem đến cho khán giả những kiến thức bổ ích, từ đó sẽ tăng lượng người quan tâm, theo dõi.
  • Mở rộng nhiều hơn các mối quan hệ: Kỹ năng giao tiếp tốt là rất quan trọng đối với một KOL. Nhờ kỹ năng này mà bạn có thể gây được thiện cảm với nhiều người, mở rộng thêm mối quan hệ với những người trong ngành, những nhãn hàng, công ty agency,… từ đó cải thiện lượt theo dõi.

Xem thêm: Sales Executive là làm gì? Mô tả công việc, mức lương và cơ hội việc làm

Không ngừng sáng tạo những nội dung thu hút khách hàng
Không ngừng sáng tạo những nội dung thu hút khách hàng (nguồn Internet)

Vai trò của KOL trong Marketing

  • Tăng độ phủ sóng của thương hiệu: Các KOL sẽ mang thương hiệu đến với cộng đồng của mình. Cộng đồng càng đông, mức độ phủ sóng càng lớn, từ đó giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu đến với mọi người. 
  • Tiếp cận tới khách hàng mục tiêu: KOL là những người có kiến thức chuyên môn về những lĩnh vực cụ thể. Vậy nên, khi họ chia sẻ một sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động, hiểu biết của họ thì sẽ nhận được sự quan tâm và tin tưởng của những người theo dõi họ. Vậy nên, khi một nhãn hàng lựa chọn KOL phù hợp với thương hiệu, định hướng phát triển của mình thì các sản phẩm, dịch vụ sẽ dễ dàng tiếp cận sâu rộng hơn đến đúng phạm vi khách hàng mục tiêu.
  • Tăng sự tin cậy, độ uy tín cho sản phẩm, dịch vụ: Hiện nay người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn trong quá trình lựa chọn và đánh giá trước khi quyết định mua sản phẩm. Khách hàng sẽ cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn review sản phẩm, nên khi có các KOL đứng ra đại diện, giới thiệu sản phẩm thì sẽ tạo được niềm tin, thúc đẩy hành động mua hàng.
  • Cải thiện SEO: Các KOL có số lượng người theo dõi, lượt tương tác khá lớn nên mỗi bài viết họ đăng tải lên mạng xã hội đều nhận được sự quan tâm, tương tác của đông đảo mọi người. Các bài đăng của KOL khi giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm thường sẽ chèn thêm link liên kết, từ đó tăng traffic và thứ hạng SEO Google.

Nguyên tắc lựa chọn KOL cho doanh nghiệp

Nguyên tắc 1: Reach – lượng tiếp cận. Nguyên tắc này được tính bằng số lượng người follow và chia thành 4 thang KOL: Nano – Micro – Macro – Mega. Tùy thuộc vào ngân sách và dòng sản phẩm, dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn ra KOL phù hợp. Tuy nhiên, không phải hợp tác với KOL càng “to” thì chiến dịch của bạn sẽ thành công bởi nếu không chọn đúng tệp KOL thì sẽ vừa tốn lượng lớn ngân sách, vừa không tiếp cận được đến nhóm khách hàng mục tiêu. Đôi khi, lựa chọn những KOL nhỏ nhưng phù hợp thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Nguyên tắc 2: Relevant – Sự liên quan. Với nguyên tắc này, có 4 tiêu chí để đánh giá mức độ phù hợp của KOL

  • Hình ảnh cá nhân: họ đang xây dựng thương hiệu theo phong cách nào? Cá tính hay nhẹ nhàng?
  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tình trạng hôn nhân,…
  • Phương tiện truyền thông: Họ hoạt động trên nền tảng mạng xã hội nào? Youtube, Facebook, Instagram, Tiktok,…?
  • Đặc điểm Fan/Followers: Số lượng bao nhiêu? Có tương thích với tệp khách hàng tiềm năng của công ty hay không?
  • Hình thức truyền tải nội dung: Quay video, podcast hay viết blog,…
KOL phải có sự liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của công ty
KOL phải có sự liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của công ty (Nguồn Internet)

Nguyên tắc 3: Resonance – Khả năng thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Chỉ số này sẽ thể hiện qua mức độ tương tác của khán giả đối với nội dung mà KOL đưa ra, tỷ lệ tăng doanh thu trước và sau khi hợp tác với KOL. Có rất nhiều yếu tố tác động đến chỉ số này, có thể kể đến như: chi phí, nguồn lực Marketing, hình ảnh thương hiệu, nội dung tiếp cận, chất lượng sản phẩm,…

Phân biệt KOL và Influencer? 

Đặc điểmKOLInfluencer
Nền tảng hoạt độngHọ có sử dụng hoặc không nhất thiết phải sử dụng các mạng xã hội. Họ đơn thuần là những người am hiểu, là chuyên gia về một lĩnh vực nào đó.Là người ảnh hưởng trên mạng xã hội. Họ không cần phải là chuyên gia nhưng họ nhất định phải là người hoạt động trên mạng xã hội.
Danh tiếngCó thể bị giới hạn ở một khu vực cụ thểVí dụ: Bác sĩ có thể được xem là một KOL không chính thức, ý kiến của họ được nhiều người tôn trọng.Do hoạt động trên mạng xã hội nên họ không bị giới hạn bởi vị trí địa lý.
Công việc chínhHọ dành nhiều thời gian cho những công việc chuyên môn như: nhà báo, doanh nhân, diễn viên, ca sĩ,… và khi có thời gian rảnh rỗi, họ sẽ cập nhật các thông tin lên mạng xã hội.Họ dành phần lớn thời gian trên mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, sáng tạo nội dung để chia sẻ, tăng lượt follower. Chụp ảnh, viết blog, quay dựng video sẽ là công việc chính của Influencer.
Kỹ năng giao tiếpKOL không quá chú trọng vào kỹ năng này, họ tập trung phát triển vào những kỹ năng chuyên môn hơn.Influencer bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp.
Hợp tác với các chiến dịch MarketingKhông phải KOL nào cũng có nhu cầu hợp tác với các nhãn hàng. Họ chỉ hợp tác với những bên họ cảm thấy phù hợp.Đây là khoản thu nhập chính của Influencer nên họ sẽ luôn mong muốn được tham gia hợp tác với các chiến dịch Marketing.

Một số chiến lược Marketing sử dụng KOL hiệu quả

  • Sự phù hợp của KOL: Khi lựa chọn các KOL để hợp tác với chiến dịch marketing cho công ty, bạn cần phải đánh giá mức độ phù hợp của KOL để chiến dịch được hiệu quả nhất. Các tiêu chí có thể xét tới như: KOL có phù hợp với sản phẩm của công ty không, số lượng follower của KOL này, những follower này liệu có thể trở thành khách hàng tiềm năng và có khả năng mua hàng không,… và chi phí hợp tác có thật sự phù hợp không. 
Chiến lược Marketing hợp tác với Sơn Tùng MTP của Shopee
Chiến lược Marketing hợp tác với Sơn Tùng MTP của Shopee (Nguồn Internet)
  • Trình độ của KOL: KOL phải phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn và có đủ những kiến thức và thông tin chuyên môn để giới thiệu, đề xuất sản phẩm của bạn đến công chúng. Ngược lại, nếu KOL không có chút hiểu biết gì về sản phẩm của bạn, ngoài việc ảnh hưởng xấu đến thương hiệu cá nhân của KOL mà còn khiến khách hàng có cái nhìn xấu hơn về doanh nghiệp của bạn.
  • Kinh nghiệm của KOL: Hãy xem xét thêm KOL đó đã có kinh nghiệm làm KOL lâu chưa, làm như thế nào? Đã có kinh nghiệm hợp tác với nhiều nhãn hàng chưa? Những công ty ấy có hài lòng với quá trình làm việc của họ không? Từ đó có cơ sở để cân nhắc có nên hợp tác với KOL đó không.
  • Dựa vào số người yêu mến và những nội dung KOL chia sẻ: KOL có càng nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ thì càng tạo dựng được lòng tin từ phía khách hàng, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, hãy cân nhắc hợp tác với những KOL thường xuyên chia sẻ những thông tin chân thật, những bài viết tích cực thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó gia tăng được cơ hội bán được hàng.

Những câu hỏi thường gặp về KOL

  1. KOL lương bao nhiêu?

Mức thu nhập của KOL sẽ tỷ lệ thuận với mức độ nổi tiếng của họ và thu nhập sẽ biến động theo từng tháng. Với KOL hàng top, thu nhập của họ có thể lên tới hàng trăm triệu tới 1 tỷ đồng/ tháng. Còn những KOL mới nổi thì thu nhập sẽ trong khoảng vài chục đến trăm triệu.

  1. Sự khác biệt giữa KOL và KOC?

Nếu KOL thường được các nhãn hàng chủ động mời hợp tác quảng bá sản phẩm thì KOC sẽ là người chủ động tìm kiếm sản phẩm, mua hàng, trực tiếp sử dụng và lên nội dung đánh giá sản phẩm, sau đó nhận hoa hồng trên số đơn hàng được bán thông qua hoạt động tiếp thị của họ.

Ngoài ra KOL sẽ có chuyên môn sâu về lĩnh vực nào đó, còn KOC sẽ đưa ra nhận xét một cách cảm tính cá nhân như một người tiêu dùng bình thường. 

  1. KOL Shopee, KOL TikTok là gì?

KOL Shopee là gì? KOL Shopee là một chương trình do Shopee tổ chức cho những bạn KOL đang hoạt động trên các nền tảng như Tiktok, Facebook, Instagram,… về các lĩnh vực như Beauty, Lifestyle, Foodreview,… Những KOL này sẽ chia sẻ link các sản phẩm của Shopee lên các nền tảng mà mình đang sở hữu để nhận hoa hồng từ các đơn hàng thành công từ link chia sẻ của họ.

KOL Tiktok là những người có tầm ảnh hưởng trên Tiktok trong một lĩnh vực nào đó như thời trang, người mẫu, dancer, đầu bếp,… KOL TikTok sẽ dựa trên mức độ ảnh hưởng, nhận diện của mình để quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. 

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được KOL nghĩa là gì, làm KOL là gì, vai trò của KOL trong Marketing và cách trở thành một KOL chuyên nghiệp. Hãy theo dõi ToSchool để không bỏ lỡ những kiến thức mới nhất. Nếu bạn đang trong quá trình tìm kiếm việc làm, đừng ngại truy cập vào website của ToSchool để khám phá nhiều hệ sinh thái việc làm hấp dẫn như tạo CV chuyên nghiệp với CVHay, khám phá lộ trình nghề nghiệp của bản thân tại CareerMap và tham khảo mức lương mọi ngành nghề tại VietnamSalary.

Nguồn: KOL là gì? Vai trò của KOL trong markting

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM