Cộng Tác Viên Là Gì? Những Công Việc CTV Thường Gặp

Lê Kiên - 22/11/2022

Rất nhiều người khi đang đi tìm thông tin việc làm thêm có thể sẽ cảm thấy thắc mắc và băn khoăn mỗi khi thấy tin tuyển dụng cộng tác viên (CTV). Vậy CTV là gì, những việc làm CTV là gì và có lợi ích như thế nào. Cùng theo chân Toschool khám phá những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm:

Cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên là gì?

Cộng tác viên (CTV) là gì?

Cộng tác viên với tên tiếng Anh là “Collaborator” dùng để chỉ những cá nhân, tổ chức làm việc tự do và không có vị trí chính thức trong sơ đồ nhân sự của các công ty, doanh nghiệp. Những người này thường không bị gò bó về thời gian, không gian cũng như thị trường việc làm. Họ có thể cộng tác với nhiều doanh nghiệp cùng lúc miễn là đảm bảo tiến độ làm việc theo quy định.

Lợi ích và khó khăn khi làm CTV

Lợi ích

Tăng thu nhập

Đối với những người đã đi làm, CTV là một nghề tay trái hay việc làm thời vụ để giúp họ tăng thêm nguồn thu nhập. Đối với các bạn sinh viên còn vướng bận lịch học, thì CTV trở thành công việc thích hợp để tăng thêm thu nhập.

Seeding là gì? Chiến lược seeding hiệu quả cho digital marketing

Kiếm thêm thu nhập qua vị trí CTV
Kiếm thêm thu nhập qua vị trí CTV

Trau dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm

Ngoài việc tăng thu nhập, bạn còn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm từ quản lý hay nhân viên chính thức. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải tự mình tìm tòi, lập kế hoạch để hoàn thành các công việc được phân công và trau dồi được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.

Khám phá các công việc mới

Nếu bạn ưa thích trải nghiệm những điều mới, thì CTV là một lựa chọn phù hợp. Bạn có thể dễ dàng ứng tuyển các vị trí CTV khác nhau bởi hầu hết vị trí này không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm. Trải nghiệm mới ở công việc mới cũng có thể giúp bạn khám phá ra một khía cạnh và đam mê khác của bản thân.

Tăng thêm cơ hội làm việc tốt

Qua việc hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vai trò CTV, bạn sẽ có cơ hội được xem xét lên nhân viên chính thức, bởi công ty sẽ không muốn bỏ lỡ một “nhân tài”.

Ngoài ra, hầu hết các vị trí CTV là việc hợp tác làm các dự án ngắn hạn và bạn có thể cùng lúc làm CTV ở những công việc khác nhau. Vậy nên, nếu bạn chuyên tâm trau dồi bản thân, bạn sẽ dễ dàng kết nối được với nhiều người khác nhau, tạo dựng nên được nhiều mối quan hệ tốt mà biết đâu sau này nó sẽ giúp ích được cho bạn trong sự nghiệp.

Khó khăn

Gặp lừa đảo

  • Đây là tình huống mà rất nhiều CTV đã gặp phải. Nhiều cá nhân hay các công ty đa cấp đưa ra mức lương cao và các chính sách vô cùng hấp dẫn, bạn sẽ gặp phải nhiều rủi ro nếu bạn nhanh chóng ứng tuyển khi chưa tìm hiểu kỹ lưỡng.

Không nhận được lương sau khi đã hoàn thành việc vì người tuyển dụng bạn cho rằng bạn không đáp ứng được công việc và bạn bị sa thải.

  • Bạn đã hoàn thành công việc nhưng người tuyển dụng mất hút

Nghiêm trọng hơn khi bạn có thể lỡ chân tham gia vào một đường dây yêu cầu đóng phí mà bạn không thể rút ra được do bạn đã nợ đến mức không có khả năng chi trả. Đến cuối cùng, bạn sẽ phải kiếm tiền để trả nợ.

Thời gian ít đi

Nếu bạn đang đi học hay đã làm chính thức thì quỹ thời gian còn lại của bạn không còn nhiều. Đã mệt mỏi sau thời gian học tập và làm việc căng thẳng, giờ còn phải làm thêm việc CTV, bạn có đủ sức khỏe và tâm trí để hoàn thành tốt không? Vậy nên hãy dành chút thời gian sắp xếp các công việc sao cho hợp lý và không gây ảnh hưởng đến bản thân nhé!

QA là gì? QC là gì? Liệu bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa 2 vị trí này

Hãy phân chia thời gian làm CTV sao cho hợp lý
Hãy phân chia thời gian làm CTV sao cho hợp lý

Mất quyền lợi cơ bản của người lao động

Thông thường mức lương của các CTV nhận được sẽ dựa trên thành quả lao động của họ. Và cũng bởi không ký hợp đồng lao động, CTV sẽ không được hưởng những quyền lợi, đãi ngộ của doanh nghiệp.

Những ai phù hợp với công việc CTV

Công việc của CTV sẽ tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề mà sẽ có sự khác nhau. Thông thường, các CTV sẽ được phân công làm việc vào các bộ phận, đội nhóm dưới sự quản lý của các Trưởng nhóm.

Và sinh viên hay những người đi làm sắp xếp được thời gian rảnh sẽ là các đối tượng phù hợp với các công việc CTV. Vì là nghề mang tính chất tự do, cộng tác nên khối lượng công việc sẽ không quá lớn, linh động theo thời gian rảnh rỗi và tùy thuộc theo mong muốn của mỗi người.

Một số công việc cộng tác viên thường gặp

Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn thử sức với vị trí CTV, hãy tham khảo 1 số vị trí dưới đây.

CTV Content marketing

CTV Content marketing chính là việc sáng tạo ra những bài viết, nội dung hấp dẫn, có giá trị để tiếp cận, thu hút người tiêu dùng tin tưởng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình. Đơn giản, CTV Content marketing chính là tìm kiếm, thuyết phục và giữ chân các khách hàng. Đây là một vị trí có nhu cầu tuyển dụng khá cao, bạn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với bản thân đấy.

CTV bán hàng

Đây là một công việc khá phổ biến bởi hoạt động mua bán luôn diễn ra nhộn nhịp mỗi ngày. Những CTV bán hàng là những người sẽ hợp tác với công ty, các shop thời trang,… công việc là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của đơn vị hợp tác này. Và lương của CTV bán hàng sẽ dựa trên hoa hồng từ các sản phẩm đã bán được.

KOC là gì? KOC và KOL có gì khác nhau?

Làm CTV bán hàng với mức thu nhập hấp dẫn
Làm CTV bán hàng với mức thu nhập hấp dẫn

CTV dịch thuật

Với những bạn am hiểu và thành thạo các ngôn ngữ khác nhau thì không thể bỏ qua các vị trí biên dịch, dịch thuật tại nhà. Công việc của các CTV dịch khá đa dạng như:

  • Dịch và biên tập các tài liệu chuyên ngành tiếng Anh, Pháp, Nga,… tùy theo yêu cầu của khách hàng và kỹ năng chuyên môn của mình.
  • Đi phiên dịch ngắn ngày cho khách.
  • Dịch ấn phẩm, các bài truyền thông hay viết các lời giới thiệu.
  • Vietsub cho các phim ảnh hay các video ngắn.

Đây là công việc khá tốt và là cơ hội để các sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ vừa kiếm thêm thu nhập vừa rèn luyện và trau dồi thêm các kỹ năng.

CTV báo chí

Để cần trở thành một CTV viết báo tốt, bạn cần có:

  • Có kỹ năng viết lách, khả năng phân tích, lập luận tốt
  • Nắm bắt và tổng hợp thông tin nhanh chóng, có kiến thức nhất định về mảng phụ trách

Khi làm CTV báo chí, bạn sẽ được nhận những quyền lợi nhất định:

  • Nhuận bút chi trả cho mỗi bài báo được quy định rõ ràng, tùy theo số lượng chữ hay chất lượng bài viết
  • Trở thành CTV của nhiều trang báo lớn, mở ra nhiều mối quan hệ và con đường sự nghiệp sau này
  • Rèn luyện tư duy, tích lũy thêm kinh nghiệm về chuyên môn.

CTV bất động sản

Đây là một công việc tương tự với công việc của một môi giới bất động sản. CTV bất động sản có thể sẽ làm những công việc như sau:

  • Đăng thông tin, hình ảnh về các dự án bất động sản của công ty lên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Google+,…). Công việc này nhằm mục đích hỗ trợ cho nhân viên kinh doanh, giúp tìm kiếm và tiếp cận khách hàng có nhu cầu  mua/bán/cho thuê BĐS nhanh chóng hơn.
  • Giới thiệu về thông tin dự án BĐS cho các khách hàng.
  • Hoàn thiện các thủ tục cần thiết cho khách hàng để mua/bán/cho thuê BĐS.

Mức thu nhập của CTV bất động sản sẽ còn tùy thuộc vào doanh số mà bạn bán được. Tuy không phải dễ dàng và nhanh chóng để chốt được 1 đơn hàng, nhưng bù lại mức hoa hồng mà bạn nhận được cho 1 dự án có thể lên đến hàng chục triệu thậm chí là hàng trăm triệu đồng.

Những kỹ năng cần có của một cộng tác viên

Để trở thành 1 CTV tốt, bạn cần lưu ý một số kỹ năng dưới đây.

Kỹ năng cần có của CTV
Kỹ năng cần có của CTV

Tuân thủ deadline

Để có thể đảm bảo đúng tiến độ công việc thì việc tuân thủ deadline chắc chắn sẽ rất cần thiết. Không nên nghĩ rằng vì không phải là nhân viên của công ty mà có thể muốn làm việc lúc nào cũng được. Việc đó sẽ gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng và đặc biệt nghiêm trọng hơn là sẽ bị sa thải nếu luôn không hoàn thành tốt công việc được giao. Hãy tuân thủ deadline, việc này sẽ thể hiện rằng bạn là người có trách nhiệm và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Có trách nhiệm với việc được phân công

Dù cho thời gian làm việc không cố định nhưng nếu bạn làm việc cẩu thả không đến nơi đến chốn và làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc thì cũng sẽ không được lâu dài. Nhà tuyển dụng có thể dừng hợp tác với bạn bất cứ lúc nào nếu họ cảm thấy không hài lòng. Hãy làm việc có tâm và có trách nhiệm, đây cũng là một điều rất cần thiết đối với vị trí CTV.

Tích cực học hỏi và cầu tiến trong công việc

Các xu hướng, kiến thức luôn được cập nhật thêm mỗi ngày, vậy nên nếu bạn không bắt kịp được tiến độ mới cũng sẽ dễ dàng bị đào thải. Hãy cập nhật kiến thức mỗi ngày và không ngừng trau dồi các kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân mình nhé!

Tìm việc làm cộng tác viên ở đâu?

Cộng tác viên là một công việc tương đối linh hoạt và dễ dàng tìm kiếm, ứng tuyển phù hợp với những bạn muốn tìm công việc làm thêm, nghề tay trái kiếm thêm thu nhập hay để trải nghiệm. Bên cạnh những ích lợi khi trở thành CTV thì vẫn sẽ xuất hiện những tiềm ẩn và hạn chế nhất định đối với người lao động. Vậy nên, hãy xem xét và cân nhắc thật kỹ để lựa chọn những công việc uy tín và phù hợp với bản thân. Bạn có thể tìm kiếm công việc trên Facebook, Zalo, các trang tuyển dụng. Đặc biệt, trong đó CareerBuilder – trang tuyển dụng uy tín với hàng trăm, hàng chục tin tuyển dụng được cập nhật mỗi ngày sẽ là nguồn cung cấp các vị trí CTV dồi dào cho bạn. Còn chần chờ gì nữa, truy cập ngay CareerBuilder thôi!

Những câu hỏi thường gặp về cộng tác viên (CTV)

Cộng tác viên là làm những gì?

CTV là những người làm việc tự do và các công việc được phân công bởi quản lý của mình. Không có hợp đồng lao động và không trực thuộc của bất kỳ công ty nào, vậy nên họ có thể linh động sắp xếp thời gian làm việc cũng như các nghiệp vụ chuyên môn khác nhau.

Cộng tác viên online là gì?

Thay vì phải mất thời gian đi lại đến công ty thì CTV online thường chỉ làm việc online mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với trưởng nhóm của mình. Họ sẽ được giao việc thông qua mail, MXH,…và khi đến hạn hoàn thành chỉ cần nộp gửi qua. Một số công việc tiêu biểu ở vị trí này như: CTV viết lách, content, design, nhập liệu,…

CTV trên facebook là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản đây là vị trí làm việc thông qua facebook. Trên này thường sẽ có một đội nhóm hay các ứng viên tự do đăng tin làm việc các công việc ngắn hạn và sẽ trao đổi qua facebook. Đây cũng là một hình thức CTV khá phổ biến hiện nay bởi thông qua mạng xã hội facebook, nhà tuyển dụng và các ứng viên có thể dễ dàng kết nối với nhau mà không tốn quá nhiều thời gian phản hồi.


Đến đây, chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu được CTV là gì và đảm nhiệm được những vị trí công việc như thế nào? Nếu đã quyết định thử sức với vị trí CTV, bạn cần trau dồi cho mình một số kỹ năng cần thiết nhất định và cần đảm bảo hoàn thành tốt các công việc được giao. Hãy tạo cho mình một CV thật chuyên nghiệp nào. Chúc bạn sớm thành công tìm được việc ưng ý. Và nếu cần hỗ trợ, liên hệ ngay với Toschool nhé!

Nguồn: Money24h

Có thể bạn quan tâm:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM